Các doanh nghiệp quốc tế đang thúc đẩy tăng trưởng của họ trong khu vực Đông Nam Á (ASEAN). Để làm được điều này, doanh nghiệp nước ngoài đã áp dụng chiến lược mua bán, sáp nhập (M&A), mở rộng sang thị trường mới và đầu tư mạnh mẽ vào đổi mới công nghệ. Trong các quốc gia ASEAN, Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn của doanh nghiệp nước ngoài.
Đây là nội dung trong báo cáo Kết nối Toàn cầu: Kết nối Đông Nam Á (ASEAN) và thế giới vừa được Ngân hàng HSBC công bố.
Nghiên cứu của HSBC được triển khai khảo sát với các doanh nghiệp quốc tế tại 9 thị trường lớn gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Vương quốc Anh, Pháp, Đức, Mỹ, Australia, Hong Kong (Trung Quốc) và các nước vùng Vịnh (GCC).
Theo HSBC, Việt Nam hấp dẫn các doanh nghiệp nước ngoài nhờ nền kinh tế kiên cường trong và sau đại dịch COVID-19, một lực lượng lao động lành nghề chăm chỉ và mức lương cạnh tranh.
Ngoài ra, tầng lớp trung lưu ngày càng lớn mạnh được kỳ vọng giúp Việt Nam trở thành thị trường tiêu dùng lớn thứ 10 thế giới vào năm 2030, mở ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp nước ngoài trong lĩnh vực tiêu dùng.
Một số doanh nghiệp quốc tế coi thị trường tiêu dùng đang tăng trưởng của Việt Nam là một cơ hội và nhấn mạnh sự thịnh vượng của người tiêu dùng đang gia tăng là một đặc điểm hấp dẫn.
Các doanh nghiệp Ấn Độ chỉ ra cơ hội phát triển và thử nghiệm sản phẩm cũng như giải pháp mới, cho rằng điều này thu hút họ đến đây mở rộng hoạt động. Khoảng 1/4 doanh nghiệp cũng nhìn thấy lợi thế của Việt Nam về nhân khẩu học và dân số trẻ.
Nền kinh tế số đang phát triển của Việt Nam cũng là một điểm mạnh thu hút doanh nghiệp đến mở rộng hoạt động, vì nhiều công ty được khảo sát cho biết họ bị hấp dẫn bởi tỷ lệ sử dụng điện thoại thông minh cao và lĩnh vực khởi nghiệp sôi động của Việt Nam.
Một số công ty tham gia khảo sát tin rằng, nền kinh tế Việt Nam sẽ chứng kiến tăng trưởng đáng kể trong vòng 10 năm tới nhờ những thay đổi về công nghệ.
Tầm quan trọng của Việt Nam trong dòng chảy thương mại toàn cầu được phản ánh qua sự quan tâm mạnh mẽ đối với các hiệp định thương mại tự do. 63% công ty tham gia khảo sát có ý định tận dụng Hiệp định Thương mại EU - Việt Nam, có hiệu lực từ tháng 8/2020 với mục tiêu xóa bỏ 99% thuế quan và giảm bớt rào cản thương mại giữa hai bên.
Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra một số thách thức các doanh nghiệp quốc tế gặp phải khi hoạt động ở Việt Nam, đó là sự khác biệt văn hóa và sự phát triển của môi trường pháp lý. Có 31% công ty nước ngoài nhắc đến khó khăn về văn hóa và 30% nhắc đến thách thức trong việc thích nghi với các quy định, chính sách thay đổi nhanh chóng của thị trường.
Đặc biệt, 40% các công ty Australia nói rằng họ đã phải giải quyết các vấn đề về văn hóa ở Việt Nam. Có 32% công ty Mỹ và 34% công ty của Hong Kong (Trung Quốc) cùng nhận định rằng thích nghi với môi trường pháp lý là thách thức chính đối với họ…
VTV.vn - Việt Nam nổi lên trong bức tranh đầu tư toàn cầu về khả năng phục hồi, cũng như sự thay đổi linh hoạt trước các xu hướng phát triển kinh tế.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.12111619180903202-iaogn-coun-peihgn-hnaod-iov-nad-pah-ned-meid-al-man-teiv/et-hnik/nv.vtv