vĐồng tin tức tài chính 365

Vì sao phải cấm công ty chứng khoán đặt lệnh tự động bằng robot tần suất lớn?

2023-09-11 14:50
Lệnh cấm của Ủy ban Chứng khoán sẽ có tác động đến một số công ty chứng khoán có nguồn thu từ copytrade, kinh doanh chênh lệch giá... - Ảnh: TƯỜNG VI

Lệnh cấm của Ủy ban Chứng khoán sẽ có tác động đến một số công ty chứng khoán có nguồn thu từ copytrade, kinh doanh chênh lệch giá... - Ảnh: TƯỜNG VI

Trong văn bản gửi tới các công ty chứng khoán mới đây, Ủy ban Chứng khoán nhà nước yêu cầu các đơn vị này rà soát và dừng ngay việc sử dụng robot đặt lệnh giao dịch chứng khoán trực tuyến tự động với tần suất lớn.

Vì sao phải cấm?

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Hoàng Văn Thu - phó chủ tịch Ủy ban Chứng khoán nhà nước - cho biết vừa qua có dấu hiệu quá tải hệ thống liên quan đến vấn đề này.

"Khi các thành viên thị trường nâng cao hệ thống, tốc độ xử lý lệnh nhanh mà hạ tầng đáp ứng thì không sao. Còn hiện tại thì theo chúng tôi đánh giá, hạ tầng vẫn chưa đáp ứng được", ông Thu nêu nhận xét.

Cũng theo lãnh đạo Ủy ban Chứng khoán, hiện nay vẫn phải chờ đưa KRX vào vận hành, năng lực xử lý mới đáp ứng được.

Ngoài ra, căn cứ quy định về giao dịch chứng khoán trực tuyến tại thông tư số 134 và thông tư số 73 của Bộ Tài chính hướng dẫn giao dịch điện tử trên thị trường chứng khoán, việc sử dụng các công nghệ này để đặt lệnh hiện vẫn chưa được phép thực hiện.

Một lãnh đạo công ty công nghệ trong lĩnh vực chứng khoán nhận xét: đầu năm 2021 khi để xảy ra tình trạng quá tải hệ thống, HoSE cũng từng đề cập đến vấn đề một số công ty chứng khoán giao dịch sử dụng robot để đặt lệnh.

Đề xuất giải pháp, người trên cho rằng có thể tính toán xây dựng "line" riêng, mỗi cách thức/loại giao dịch sẽ có một cơ chế riêng. Khi phân tách được giao dịch tự động với các giao dịch khác, chúng ta sẽ có cách thống kê và giải pháp quản trị rủi ro phù hợp.

Đánh giá về tác động yêu cầu nêu trên với thị trường và công ty chứng khoán, vị này cho rằng việc sử dụng giao dịch tự động có tác động nhưng không quá lớn đến toàn bộ thị trường. Bởi hiện nay chủ yếu mới vẫn sử dụng tín hiệu kỹ thuật rất đơn giản, một số công ty triển khai copytrade (sao chép giao dịch) nhưng tổng giá trị còn rất bé.

Trong khi đó, giao dịch tần suất cao (HFT) gần như chưa có. Ngoài ra, trên thị trường, giao dịch tự động mới chỉ được sử dụng chủ yếu bởi các khách hàng định chế lớn, còn đại đa số nhà đầu tư trong nước chưa sử dụng.

Các công ty có dịch vụ copytrade sẽ bị ảnh hưởng thế nào?

Ông Trần Đức Anh - giám đốc chứng khoán KB Việt Nam (KBSV), cho biết nhiều công ty chứng khoán lo ngại về mặt pháp lý nên chưa áp dụng. Việc tạm dừng khi chưa được cơ quan quản lý cho phép, hạ tầng chưa đáp ứng được, theo ông Đức Anh là cần thiết.

Theo chuyên gia, giao dịch thuật toán là các giao dịch ứng dụng công nghệ thông tin cho phép các giao dịch được thực hiện bởi các robot tự động.

Các hình thức sử dụng đặt lệnh tự động phổ biến hiện nay bao gồm: tạo lập các sản phẩm như chứng quyền, phái sinh; kinh doanh chênh lệch giá; chẻ lệnh; nhận lệnh từ một bên thứ ba hợp tác với các công ty chứng khoán, copytrade, hoặc các giao dịch ủy thác trên nhiều tài khoản; quản trị rủi ro (cắt lỗ, chốt lời) một cách chủ động…

Vẫn chưa có thống kê cụ thể về việc sử dụng giao dịch thuật toán, nhưng theo tìm hiểu trên thị trường hiện nay, một số công ty đã áp dụng sử dụng đặt lệnh tự động.

Trong đó phổ biến là copytrade - công cụ giúp nhà đầu tư tự động sao chép giao dịch của một người khác.

Khi cấm giao dịch bằng máy, việc đặt lệnh trên nhiều tài khoản một lúc có thể gặp nhiều khó khăn hơn đối với các công ty trong việc vận hành dịch vụ copytrade.

Copytrade có thể vận hành thủ công nhưng sẽ không thể đáp ứng như tự động, ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến thanh khoản.

Ngoài ra, rất nhiều công ty chứng khoán để chạy đua về thị phần, cần có những sản phẩm mới, đột phá để lôi kéo khách hàng và tạo ưu thế cạnh tranh trên thị trường. Việc cấm sử dụng robot đặt lệnh có thể làm ảnh hưởng đến vấn đề này.

Theo ông Bùi Văn Huy - giám đốc chi nhánh TP.HCM Công ty Chứng khoán DSC, vừa qua có quan điểm ủng hộ bởi cho rằng đây là xu hướng tất yếu của ứng dụng công nghệ vào tài chính. Quá trình tạo lập và kinh doanh chênh lệch giá bằng HFT giúp tăng thanh khoản, khắc phục những khiếm khuyết thị trường.

"Nhưng cũng có ý kiến cho rằng HFT khiến thị trường nhiều biến động hơn (high volatility) - tăng/giảm quá mức do các thuật toán giao dịch", ông Huy nói.

"Dù sao HFT vẫn là xu hướng và làm nghề thì mình ủng hộ những cái mới và xu hướng toàn cầu. Hy vọng khi triển khai KRX xong và khi lên phương án quản lý được hệ thống/thị trường ổn định, các cơ quan quản lý sẽ nới dần các hoạt động này", ông Huy nêu quan điểm.

Cấm dùng robot đặt lệnh, thị trường chứng khoán ảnh hưởng sao?Cấm dùng robot đặt lệnh, thị trường chứng khoán ảnh hưởng sao?

Việc cấm dùng robot đặt lệnh sẽ tác động đến thanh khoản của thị trường chứng khoán, nhưng đảm bảo được tính ổn định của hệ thống giao dịch, hạn chế nguy cơ đổ vỡ dây chuyền. Nhà đầu tư đang rất mong chờ hệ thống KRX vào gỡ khó.

Xem thêm: mth.21173555101903202-nol-taus-nat-tobor-gnab-gnod-ut-hnel-tad-naohk-gnuhc-yt-gnoc-mac-iahp-oas-iv/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Vì sao phải cấm công ty chứng khoán đặt lệnh tự động bằng robot tần suất lớn?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools