vĐồng tin tức tài chính 365

Vì sao xuất khẩu sầu riêng thu tỉ đô... doanh nghiệp vẫn than lỗ?

2023-09-11 16:49

Sáng 11/9,  tại TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, Báo Nông nghiệp Việt Nam (đơn vị Thường trực Tổ Điều hành Diễn đàn kết nối nông sản 970 của Bộ NN&PTNT) phối hợp với các đơn vị liên quan của tỉnh Đắk Lắk và các đơn vị thuộc Bộ NN&PTNT tổ chức diễn đàn “Nhận diện thực trạng liên kết sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu sầu riêng 2023 và Giải pháp phát triển hiệu quả, bền vững ngành hàng sầu riêng Việt Nam”.

Kim ngạch xuất khẩu sầu riêng năm 2023 dự kiến đạt 1,5 tỉ USD.
Kim ngạch xuất khẩu sầu riêng năm 2023 dự kiến đạt 1,5 tỉ USD.

Diễn đàn có sự tham dự và chủ trì của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan tại đầu cầu Bộ NN&PTNT.

Thông tin từ ngành chức năng cho biết, từ năm 2016 đến 2022, tổng diện tích sầu riêng cả nước tăng từ 32.000ha lên hơn 112.000 ha (tăng 17,6%/năm, 10.000 ha/năm). Tổng sản lượng hiện nay là hơn 863.000 tấn. Sau khi được Trung Quốc chính thức chấp thuận nhập khẩu chính ngạch, ngành hàng sầu riêng Việt Nam đã có bước phát triển mạnh mẽ, với kim ngạch xuất khẩu năm 2023 dự kiến đạt 1,5 tỉ USD.

Tại Đắk Lắk, đến 6/2023, diện tích sầu riêng của tỉnh khoảng 28.625,2ha (tăng 6.167,2ha), sản lượng ước đạt 190.200.000 tấn. Đắk Lắk hiện có sản lượng sầu riêng đứng thứ 2 cả nước sau Tiền Giang.

Thế nhưng, hiện nay hiện tượng tranh mua, tranh bán, loạn giá, bẻ cọc, bỏ hợp đồng, phá vỡ chuỗi liên kết… đang diễn ra tại các vùng trồng sầu riêng, đặc biệt là khu vực Tây Nguyên. Từ đó dẫn đến vi phạm các quy định của nhà nước về mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói, an toàn thực phẩm cũng như tiêu chuẩn xuất khẩu.

Theo ông Vũ Đức Côn - Phó giám đốc Sở NN&PTNT, Chủ tịch Hiệp hội Sầu riêng tỉnh Đắk Lắk -  việc mua bán sầu riêng giữa người dân và doanh nghiệp, hợp tác xã thời gian qua theo một số hình thức. Cụ thể, một số doanh nghiệp đặt cọc mua sầu riêng với người dân cách thời điểm thu hoạch 2 đến 3 tháng bằng ký hợp đồng mua bán theo quy cách và hợp đồng bán "xô". Số tiền đặt cọc khoảng 30% giá trị theo sản lượng ước tại vườn. 

Bên cạnh đó, sau khi được phê duyệt mã số vùng trồng, một số hộ trong vùng trồng đã tự chốt giá với các doanh nghiệp khác ngay tại thời điểm cây sầu riêng bắt đầu ra hoa... Nguyên nhân là do một số hộ dân cần tiền để đầu tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật... chăm sóc cho vườn cây.

Ngoài ra, thời gian qua, một số đối tượng môi giới vào tận vườn người dân chốt giá rất cao, từ 80 - 90.000 đồng/kg, mục đích gây nhiễu loạn thị trường.

Tuy nhiên, theo Phó giám đốc Sở NN&PTNT, đến nay không còn các hiện tượng trên. Hiện các doanh nghiệp mua sầu riêng với giá từ 65 - 75.000 đồng/kg.

Ông Lê Anh Trung – Giám đốc Đối ngoại Công ty TNHH Đầu tư phát triển Vạn Hòa chia sẻ về khó khăn của doanh nghiệp trước tình trạng bẻ cọc, bỏ hợp đồng... mua bán sầu riêng
Nhiều doanh nghiệp thu mua sầu riêng ở Đắk Lắk gặp khó trước tình trạng bẻ cọc, bỏ hợp đồng... mua bán sầu riêng

Tương tự, theo ông Y Djoang Niê – Phó chủ tịch UBND huyện Krông Pắk (tỉnh Đắk Lắk) - giá thu mua sầu riêng năm 2023 tăng mạnh so với năm trước, người trồng sầu riêng có thêm nhiều sự lựa chọn để bán được giá hợp lý và lợi nhuận tốt hơn. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi còn kèm theo những hệ lụy của việc tranh chấp mua bán, gian lận thương mại, không tuân thủ thỏa thuận hợp đồng, ép mua ép bán, ép giá và chất lượng sản phẩm không đạt yêu cầu… Điều này có thể dẫn đến tình trạng mất uy tín chất lượng thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm sầu riêng Krông Pắk đối với thị trường, người tiêu dùng trong và ngoài nước.

Ông Lê Anh Trung – Giám đốc Đối ngoại Công ty TNHH Đầu tư phát triển Vạn Hòa - cho hay: “Vào tháng 7/2022, chúng tôi có xây dựng chính sách liên kết với người nông dân, các hợp tác xã trên địa bàn cả nước. Trong hợp đồng, chúng tôi đã làm rất rõ là chúng tôi sẽ đánh giá tỉ lệ và chốt vườn cho người nông dân trước thu hoạch từ 15-20 ngày. Thế nhưng, trước thời điểm thu hoạch khoảng 1,5-2 tháng, hơn 90% người nông dân bán hết ra ngoài, chỉ có những vườn cực kỳ xấu, bên ngoài không mua thì mới gọi đến công ty. Điều này khiến các doanh nghiệp như chúng tôi đối diện với thất bại, phải đi thu hồi lại những đồng tiền bỏ ra mà không được gì cả”.

Cũng theo ông Trung, việc nhiều thương lái chốt giá sầu riêng cao (80 - 90.000 đồng/kg) trước vụ thu hoạch khoảng 2 tháng với nhà vườn không chỉ khiến thị trường bị nhiễu loạn mà doanh nghiệp có nguy cơ thua lỗ cả tỉ đồng. Bởi đến thời điểm hiện tại, sầu riêng hạng A tại kho là 80 - 82.000 đồng/kg.

Ông Nguyễn Hoài Dương - Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Đắk Lắk phát biểu tại buổi diễn đàn
Ông Nguyễn Hoài Dương - Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Đắk Lắk phát biểu tại buổi diễn đàn

Để xây dựng chuỗi ngành hàng bền vững, hiệu quả, ông Nguyễn Hoài Dương - Giám đốc Sở NN&PTNT cho rằng, vấn đề hợp tác là cực kỳ quan trọng. Trong quan hệ hợp tác, cả doanh nghiệp và nông dân phải tạo dựng thương hiệu chung, uy tín chung cho ngành hàng, sau đó mới nói đến lợi ích của mình. Phải có sự đồng hành trong một quy trình từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ. Đồng thời, phải cùng nhau chia sẻ lợi ích kể cả khi lãi hay rủi ro.

Văn Nguyên

 

Xem thêm: lmth.1770051a-ol-naht-nav-peihgn-hnaod-od-it-uht-gneir-uas-uahk-taux-oas-iv/nv.moc.enilnounuhp.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“ Vì sao xuất khẩu sầu riêng thu tỉ đô... doanh nghiệp vẫn than lỗ? ”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools