Sau một năm triển khai khuyến nghị nhân dân, du khách không mang túi ni lông, đồ nhựa dùng một lần và vật liệu có nguy cơ ô nhiễm môi trường ra đảo, từ 15-9-2023, huyện đảo Cô Tô (Quảng Ninh) sẽ đưa khuyến nghị trên thành yêu cầu bắt buộc với tất cả mọi người khi ra đảo.
Hiện huyện đảo đã thành lập tổ kiểm soát ở cầu cảng Cô Tô, không chỉ áp dụng cho nhân dân, du khách mà đối với các tàu chở khách, chở hàng nếu không chấp hành quy định này sẽ không được cập cảng.
Đây được cho là biện pháp mạnh địa phương này đưa ra để tạo thói quen, sự đồng bộ trong việc ngăn chặn rác thải nhựa, túi ni lông thải ra đảo.
Cùng với đó, tất cả cơ quan, đơn vị hành chính, trường học, chợ, cơ sở kinh doanh dịch vụ tàu đánh bắt hải sản trên địa bàn huyện đảo không được sử dụng túi ni lông, đồ nhựa dùng một lần.
Huyện Cô Tô cũng ban hành quy định nêu gương với cán bộ, đảng viên trong việc không sử dụng túi ni lông, vật liệu nhựa dùng một lần để nhân dân cùng làm theo.
Các cá nhân, tập thể có hành vi bỏ rác không đúng nơi quy định, sử dụng vật liệu gây nguy hiểm đến môi trường sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Theo thống kê của huyện Cô Tô, mỗi năm, địa phương này đón từ 6.000 - 8.000 khách du lịch. Trước khi thử nghiệm việc ngừng sử dụng nhựa dùng một lần, vào những ngày cao điểm mùa du lịch, công ty môi trường phải thu gom lượng rác thải rất lớn, từ 15-17 tấn/ngày, tạo thành áp lực và gánh nặng cho môi trường huyện đảo, nhất là đối với các loại rác thải lâu phân hủy.
Được biết trong thời điểm mùa thu, lượng khách đến Cô Tô không quá tấp nập, do đó địa phương này lựa chọn triển khai đề án giai đoạn 2 sẽ thuận lợi hơn và mong muốn tiếp tục nhận được sự đồng thuận cao từ nhân dân, du khách.
Đặc biệt là sự phối hợp của ngư dân ven biển, chính quyền địa phương lân cận để giảm thải các loại rác thải ngay từ nguồn, góp phần bảo vệ môi trường, sinh thái biển bền vững.
Cô Tô giảm đáng kể rác thải nhựa
Theo đại diện lãnh đạo UBND huyện Cô Tô, sau một năm triển khai, đề án "Huyện đảo Cô Tô không có rác thải nhựa" đã đạt được nhiều kết quả tích cực, nhận được sự đồng thuận từ nhân dân và du khách.
Lượng rác thải trên đảo giảm rõ rệt, quan trọng hơn môi trường sống, môi trường sinh thái biển được cải thiện lớn, xuất hiện nhiều sinh vật biển như hải âu, cá heo, rùa… di chuyển về vùng biển này.
Hơn thế nữa đã dần hình thành thói quen, hành vi ứng xử, sử dụng các vật liệu thân thiện môi trường của nhân dân.
Đó là thực trạng ghi nhận tại cầu Long Biên sáng 13-1 (tức 22 tháng chạp), khi nhóm tình nguyện viên “Đường Táo Quân” đang tất bật thả cá, rải tro hỗ trợ người dân tiễn ông Công ông Táo về trời sớm.