vĐồng tin tức tài chính 365

28 năm chăm sóc sức khỏe ở 'lữ đoàn anh hùng'

2023-09-16 12:24
Chị Trương Thị Phượng kiểm tra sức khỏe định kỳ cho cán bộ chiến sĩ tại Lữ đoàn 126 - Ảnh: N.TRẦN

Chị Trương Thị Phượng kiểm tra sức khỏe định kỳ cho cán bộ chiến sĩ tại Lữ đoàn 126 - Ảnh: N.TRẦN

Đặc thù là đơn vị chiến đấu đã rèn luyện cho người nữ quân y bản lĩnh kiên cường, mạnh mẽ, quyết tâm để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

"Bu ơi, kiểm tra sức khỏe cho con với nhé" - những người lính trẻ tếu táo chuyện trò với thiếu tá quân nhân chuyên nghiệp Trương Thị Phượng (48 tuổi) trong một buổi kiểm tra sức khỏe định kỳ tại lữ đoàn. Từng người đều được chị tận tình chăm sóc, kiểm tra sức khỏe kỹ lưỡng.

Luôn coi các đồng chí như "con cháu trong nhà"

"Ở đây, các chiến sĩ mới cứ gọi tôi là bu - con. Thực ra các chiến sĩ bằng tuổi con cháu mình nên xưng bu - con cho gần gũi, thân thiện, tạo tâm lý vui vẻ, không phân biệt cấp bậc cũng khiến các bạn thoải mái".

Nụ cười thường trực trên môi, nữ quân nhân Trương Thị Phượng đã gắn bó suốt 28 năm với công việc chăm sóc sức khỏe cho cán bộ chiến sĩ tại Lữ đoàn 126.

Đặc thù là đơn vị chiến đấu, do đó mỗi một cán bộ chiến sĩ đặc công ở đây đều phải trải qua quá trình huấn luyện gian khổ trong môi trường khắc nghiệt với cường độ, có nguy cơ mất an toàn cao. Không chỉ rèn luyện sức nhanh, sức bền bơi lội, nhiệm vụ của các chiến sĩ đặc công còn phải rèn luyện sức chịu đựng áp suất nước để thực hiện nhiệm vụ lặn sâu dưới đáy biển.

Tại bệnh xá lữ đoàn, sau khi được kiểm tra sức khỏe, kiểm tra nhiệt độ, đo huyết áp, các chiến sĩ được đưa vào một buồng tăng - giảm áp, điều chỉnh áp suất bằng với áp suất nước biển ở độ sâu tương ứng để rèn sức chịu đựng khi lặn ở nhiều độ sâu khác nhau. Hoạt động này nhằm đảm bảo an toàn cho cán bộ chiến sĩ đặc công nước khi bước vào huấn luyện, làm nhiệm vụ ở môi trường thực tế.

Chị Phượng bộc bạch, sau thời gian dài huấn luyện dưới nước trong điều kiện môi trường và thời tiết khắc nghiệt, hầu như da dẻ ai cũng tái nhợt, da mỏng hơn nên có chiến sĩ bị nấm bắt vào da. Do đó, nhân viên quân y bên cạnh điều trị còn thường xuyên hỏi han về tình trạng sức khỏe để nhanh chóng nắm bắt được bệnh tình và kịp thời động viên, chia sẻ với đồng chí đồng đội khi gặp vấn đề về sức khỏe.

"Huấn luyện trong điều kiện khắc nghiệt rất vất vả nên tôi thường động viên các bạn cố gắng mỗi ngày, có hoàn thành tốt nhiệm vụ huấn luyện mới rèn luyện được sức vóc, đáp ứng được nhiệm vụ trong mọi điều kiện. Tôi cũng hay trò chuyện với các bạn chiến sĩ mới khi phải đi huấn luyện xa, dài ngày và dặn dò các bạn cần kiên trì học hỏi các chú, các anh để rèn bản lĩnh, ý chí chiến đấu" - chị Phượng giãi bày.

Không chỉ làm nhiệm vụ ở bệnh xá lữ đoàn, chị Phượng cũng đảm nhận nhiệm vụ bảo đảm quân y ở thao trường để kịp thời theo dõi, đảm bảo sức khỏe cho các cán bộ chuyến sĩ trong quá trình huấn luyện thực địa.

"Con có thích theo con đường binh nghiệp không?"

Chị Trương Thị Phượng

Chị Trương Thị Phượng

48 tuổi, chị Phượng đã có hơn 28 năm gắn bó ở Lữ đoàn 126. Chị nhớ ngày ấy bố chị - cũng là một cán bộ quân y - hỏi con gái: "Con có thích đi theo con đường binh nghiệp như bố không?".

"Cùng học chuyên ngành quân y như bố, cũng yêu thích môi trường quân ngũ nên tôi quyết tâm nối nghiệp của bố" - chị Phượng bộc bạch.

Năm 1995, chị Phượng nhập ngũ, được phân công nhiệm vụ về Lữ đoàn 126 và gắn bó từ bấy đến nay. Chị chia sẻ cũng nhờ môi trường quân ngũ đã xe duyên cho chị tìm được người bạn đời ở cùng đơn vị là thượng tá quân nhân chuyên nghiệp Phạm Văn Nho - trợ lý quân lực của lữ đoàn.

Cả hai vợ chồng cùng là quân nhân, cùng công tác ở đơn vị đặc thù đóng quân từ Bắc chí Nam nên những ngày đầu cuộc sống của hai vợ chồng gặp rất nhiều khó khăn. Bản thân là phụ nữ, chị nói phải khéo léo để vừa sắp xếp công việc gia đình ổn thỏa vừa phải cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ đơn vị giao phó.

Chị nhớ những ngày sinh con đầu lòng, chồng phải đi công tác xa nhà, một tay chị vừa chăm sóc con vừa quán xuyến việc nhà.

Con tròn 4 tháng, chị nhanh chóng quay lại công việc của mình. Đến khi sinh bé thứ hai, chị cũng có kinh nghiệm hơn để chăm lo cho các con đủ đầy hơn. Trước kia hai vợ chồng được đơn vị bố trí cho ở căn nhà tập thể, đến nay sau nhiều năm tích cóp họ đã xây được căn nhà mới để an cư lạc nghiệp.

"Nhiều khi các anh đi công tác xa, dài ngày, các chị em trong đơn vị thường xuyên động viên, giúp đỡ nhau để hoàn thành tốt nhiệm vụ ở đơn vị cũng như ở gia đình" - chị Phượng chia sẻ.

Tự hào được rèn giũa trong đơn vị ba lần anh hùng

Là phụ nữ đơn vị đặc công, ngoài việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, đa số chị em ở lữ đoàn còn tham gia nhiệm vụ huấn luyện chuyên ngành cùng với đơn vị.

Ở lữ đoàn, các chị em đều bắn súng rất giỏi, võ cũng giỏi, giỏi nhất là lướt ván trên sông.

Ngoài ra, các chị em còn được huấn luyện các nội dung chuyên ngành như các chiến sĩ - chiến đấu viên của đơn vị.

Chị quả quyết, có lẽ môi trường đặc thù là đơn vị chiến đấu, "đặc biệt tinh nhuệ, thiện chiến" của Quân chủng Hải quân đã rèn giũa cho những nữ cán bộ chiến sĩ bản lĩnh kiên cường, mạnh mẽ, quyết tâm để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Dành trọn thanh xuân ở đơn vị, chị Phượng bộc bạch niềm vui lớn lao nhất là ở đơn vị đồng chí đồng đội từ khắp nơi tụ họp về luôn đoàn kết, gắn bó, yêu thương nhau, giúp đỡ nhau để cùng nhau tiến bộ.

"Đặc biệt hơn cả là mình được góp chút công sức nhỏ bé để xây dựng lữ đoàn - đơn vị ba lần Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, là niềm vui riêng hòa vào niềm vui chung của đơn vị, là niềm tự hào khi được làm việc trong môi trường này" - thiếu tá quân nhân chuyên nghiệp Trương Thị Phượng tâm niệm.

Lữ đoàn đặc biệt tinh nhuệ

Lữ đoàn đặc công 126 là lực lượng đặc biệt tinh nhuệ, thiện chiến của Quân chủng Hải quân, của Quân đội nhân dân Việt Nam, ba lần được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (năm 1969, 1971, 2020).

Ấn tượng hình ảnh đặc công ngâm mình dưới nước khổ luyệnẤn tượng hình ảnh đặc công ngâm mình dưới nước khổ luyện

Dưới cái nắng khắc nghiệt, các chiến sĩ đặc công của Lữ đoàn đặc công 126 ngâm mình dưới nước khổ luyện suốt nhiều giờ. Khó khăn, gian khổ đã trui rèn cho đặc công nước bản lĩnh thép, ý chí kiên cường, quyết tâm cao độ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Xem thêm: mth.62271030161903202-gnuh-hna-naod-ul-o-eohk-cus-cos-mahc-man-82/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“28 năm chăm sóc sức khỏe ở 'lữ đoàn anh hùng'”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools