vĐồng tin tức tài chính 365

Khối ngoại bán ròng, chứng khoán vẫn chờ "mưa rào" cuối thu?

2023-09-16 17:24

Thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam, như nhiều thị trường khác trên toàn cầu, vẫn chứng kiến sự thận trọng của dòng vốn đầu tư toàn cầu trong thời gian qua.

Thống kê của SSI Research cho thấy trong tháng 8, trên toàn cầu, dòng tiền vào các tài sản tài chính chững lại. Xu hướng dòng tiền đầu tư đang nghiêng nhiều về việc thận trọng tái cơ cấu danh mục thay vì tiếp tục giải ngân hay rút vốn. Trong khi dòng vốn lũy kế từ nhóm quỹ trái phiếu hay tiền tệ trong 8 tháng đầu năm 2023 vẫn có sự vượt trội hơn so với quỹ cổ phiếu nhờ mặt bằng lợi suất trái phiếu ở mức cao. Tuy nhiên, phân bổ dòng tiền vào các quỹ cổ phiếu vẫn đang có những sức hút nhất định kể từ tháng 4 năm 2023, nhờ các số liệu về kết quả kinh doanh tốt hơn kỳ vọng cũng như các tín hiệu lạm phát đã hạ nhiệt; thì dòng tiền vào các quỹ cổ phiếu vào nhẹ ở các thị trường mới nổi (EM) và Nhật Bản, cân đối bởi lượng nhỏ dòng tiền chảy ra khỏi chứng khoán Mỹ và châu Âu.

Đối với dòng tiền đầu tư vào TTCK Việt Nam, xuất hiện 2 trạng thái: Các quỹ ETF đảo chiều rút ròng và các Quỹ chủ động thận trọng. Trong đó, dòng vốn ETF không lấy lại được xu hướng tích cực mà chuyển sang trạng thái rút ròng -3,4 nghìn tỷ đồng ở hầu hết các quỹ sau 2 tháng giao dịch khá cân bằng:

Xét về thị trường, toàn bộ nhóm quỹ có tỷ trọng lớn từ NĐT Châu Á (Đài Loan, Hàn Quốc, Thái Lan) đều bị rút mạnh. Trong đó, dẫn đầu là Fubon (-1.274 tỷ đồng). Mặc dù lượng vốn rút chỉ tương đương 6% tài sản quỹ nhưng việc rút đều đặn đã phần nào tác động đến TTCK Việt Nam. Tương tự, các quỹ KIM Kindex Vietnam (-1.081 tỷ), DCVFM VN30 (-898 tỷ), và VNDiamond (-865 tỷ) cùng rơi vào trạng thái rút mạnh.

Trong khi chính sách lãi suất thấp tiếp tục thúc đẩy dòng tiền vào kênh chứng khoán, khối ngoại lại đang rất thận trọng trên TTCK Việt Nam. Ảnh minh họa

Nhóm quỹ đến từ thị trường Âu Mỹ cũng chịu áp lực rút vốn nhưng mức độ nhỏ hơn. Cụ thể, quỹ iShares MSCI FM ETF và Xtracker FTSE Vietnam bị rút -409 tỷ và -189 tỷ trong tháng 8.

Tính chung trong tháng 8, các quỹ ETF đầu tư vào Việt Nam đã bị rút ròng -3.404 tỷ đồng, đây là mức rút ròng theo tháng lớn nhất từ trước đến nay và đưa giá trị dòng vốn ETF từ đầu năm giảm xuống còn 2.051 tỷ đồng, dữ liệu SSI ghi nhận.

Cũng theo nhóm SSI Research, hoạt động rút vốn chịu ảnh hưởng mạnh từ tâm lý quản trị rủi ro của nhà đầu tư (NĐT) cá nhân nước ngoài trong bối cảnh: Thứ nhất, dòng vốn ETF vào Việt Nam có tỷ trọng chủ yếu đến từ các NĐT cá nhân nước ngoài và tương quan nghịch chiều với biến động tỷ giá. Thông thường các giai đoạn tỷ giá USDVND có biến động mạnh trong tháng (tháng 6/2018, tháng 3/2020, tháng 10/2022) cũng là những giai đoạn dòng vốn ETF ghi nhận rút ròng.

Thứ hai, tỷ suất lợi nhuận của các Quỹ ETF vẫn ghi nhận mức sinh lời khả quan kể từ đầu năm đến nay. Điểm tích cực trong tháng là quỹ CGS Fullgoal Vietnam 30 Sector Cap ETF với quy mô IPO 25,5 triệu USD đã được niêm yết trên SGX vào ngày 25/8.

Với các quỹ chủ động, dữ liệu ghi nhận xu hướng đảo chiều kém tích cực khi dòng vốn từ các quỹ chủ động đầu tư vào Việt Nam đảo chiều rút ròng nhẹ 167 tỷ đồng trong tháng 8. Tuy nhiên, mức độ rút ròng chỉ chiếm khoảng 0,1% tổng tài sản quỹ và tính trong 8 tháng đầu năm, dòng tiền từ các quỹ chủ động duy trì vào ròng hơn 4 nghìn tỷ đồng.

Dòng tiền từ các quỹ chủ động thường có xu hướng ổn định hơn và mang xu hướng dài hạn và do vậy các biến động của tỷ giá trong ngắn hạn không có nhiều tác động tới vị thế của các quỹ.

Diễn biến vốn ETF trên TTCK Việt Nam có dấu hiệu đi xuống theo thống kê của SSI Research. Một lưu ý là có những dòng vốn ẩn danh (ngầm) khó thống kê đầy đủ trong diễn biến thị trường.

"Nhìn chung, dòng tiền từ các quỹ chủ động vẫn chưa cho thấy các tín hiệu đáng lo ngại ở thời điểm hiện tại. Khác với giai đoạn đầu năm khi định giá thị trường ở mức thấp, yếu tố có thể giúp thúc đẩy dòng vốn từ các quỹ chủ động tiếp tục vào thị trường Việt Nam là kỳ vọng tích cực hơn về  tăng trưởng KQKD của các doanh nghiệp, và các biện pháp hỗ trợ thực tế hơn từ phía Chính phủ có thể là một điểm cộng. Tuy nhiên, rủi ro cũng cao hơn trong trường hợp tăng trưởng không đạt như kỳ vọng", nhóm SSI Research đánh giá.

Theo dữ liệu cập nhật của đơn vị Tư vấn đầu tư & Quản lý gia sản FIDT, nhìn chung, từ đầu quý 2 -nay, trên TTCK Việt Nam, xu hướng chung của khối ngoại vẫn là bán ròng; tuy nhiên lực bán mạnh hơn kể từ đầu tháng 9. Tính đến ngày 14/09 khối ngoại đã bán ròng khoản -5,105 tỷ đồng. Các quỹ ETF rút ròng rất mạnh trong 1 tháng trở lại đây trong đó dẫn đầu là Fubon đã rút ròng hơn 66,8 triệu USD chỉ tính riêng trong 1 tháng vừa qua.

Nhóm ngành ngân hàng là nhóm bị quỹ ngoại bán mạnh nhất từ đầu năm đến nay bên cạnh đó 1 số nhóm được khối ngoại mua ròng từ đầu năm như Tài nguyên cơ bản, bất động sản và dịch vụ tài chính cũng bị bán mạnh kể từ giai đoạn giữa tháng 8, FIDT đánh giá.

Nhóm nghiên cứu FIDT cũng nhấn mạnh: "Không chỉ Việt Nam mà tại hầu hết nước trong khu vực thì khối ngoại đều có xu hướng bán ròng mạnh kể từ đầu tháng 9". 

Tuy nhiên, xu hướng khối ngoại với các quỹ ETF rút ròng trong khi nhóm quỹ chủ động kém tích cực, thực tế không dẫn dắt và chi phối toàn bộ trên TTCK Việt Nam, khi thị trường vẫn đã và đang ngày càng cải thiện thanh khoản, chỉ số VN-Index thực tế đã có một thời gian "ngự" trên ngưỡng 1.200 điểm, với nhiều mã cổ phiếu tăng mạnh so với thời điểm đầu năm.

Các chuyên gia nhận định, mặc dù đã tăng mạnh, TTCK Việt Nam vẫn còn nhiều điều kiện để tôn bồi sức hút với vốn ngoại nói riêng và nhà đầu tư nói chung. Trong đó, những tín hiệu hỗ trợ cho thị trường vẫn đang mạnh như: Nền kinh tế có điều kiện để phục hồi với lực đẩy từ đầu tư công, các chính sách tài khóa - tiền tệ thúc đẩy tiêu dùng và những chỉ báo bật sáng của xuất khẩu tăng tốc hơn so với giai đoạn ảm đạm vừa qua.

Đặc biệt, theo SSI Research, mặt bằng lãi suất tiếp tục giảm nhanh cùng với các giải pháp đi kèm giúp tăng khả năng hấp thụ vốn cho nền kinh tế vẫn là yếu tố hỗ trợ gián tiếp cho sự đi lên của TTCK trong giai đoạn tới.

Cùng với đó, các sáng kiến nhằm thúc đẩy quá trình nâng hạng của TTCK Việt Nam được các cơ quan quản lý và thành viên thị trường đẩy mạnh trong thời gian gần đây. Hệ thống KRX khi đi vào vận hành được kỳ vọng tạo nên chất xúc tác mới cho thị trường giao dịch sôi động. Mặc dù, điều phải cũng phải ghi nhận rằng theo các thông tin cập nhật trong cuộc họp gần đây của cơ quan quản lý, lại chưa thực sự cho thấy cơ hội nâng hạng sớm của thị trường; hay ở một góc độ nào đó, một chuyên gia cho rằng nhà đầu tư đang tạm thời "bão hòa" với thông tin này.

Chuyên gia cũng lưu ý mặc dù lượng tài khoản mở mới đang tiếp tục tăng theo thống kê tháng mới nhất của VSD cho thấy nhà đầu tư cá nhân đang sẵn sàng và tự tin hơn để chờ đón những cơn "mưa rào" cuối thu mát mẻ trên TTCK, nhưng các yếu tố tác động đến dòng vốn, gần nhất như câu chuyện lạm phát ở châu Âu vẫn chưa hoàn toàn hạ nhiệt và ECB vừa có đợt tăng lãi suất mới, tiếp theo sẽ là quyết định Fed với FFR, hay việc vốn ngoại có thể bán ròng nhưng khó ước lượng hơn trong dòng vốn ẩn danh trên thị trường... Do đó, ông cho rằng nhà đầu tư vẫn cần thận trọng trong các quyết định giải ngân, đặc biệt khi thị trường chưa có tín hiệu ủng hộ xu hướng tích cực rõ ràng./.

Xem thêm: lmth.78122000042210202-uht-iouc-oar-aum-ohc-nav-naohk-gnuhc-gnor-nab-iaogn-iohk/nv.semitaer

Comments:0 | Tags:No Tag

“Khối ngoại bán ròng, chứng khoán vẫn chờ "mưa rào" cuối thu?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools