vĐồng tin tức tài chính 365

Nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu đạt mức giá cao

2023-09-19 07:33

Nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu đạt mức giá kỷ lục

Thời gian gần đây thị trường xuất khẩu dần phục hồi, kéo theo đơn hàng tăng trở lại trong khi nguồn cung vẫn thiếu hụt là những yếu tố có lợi giúp cà phê, hạt điều của Việt Nam lập kỷ lục về lượng và giá xuất khẩu.

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, tháng 8/2023, Việt Nam xuất khẩu được 221.270 tấn sắn và các sản phẩm từ sắn, trị giá 103,26 triệu USD, tăng 52,4% về lượng và tăng 43,7% về trị giá so với tháng 7/2023. Giá xuất khẩu bình quân sắn và các sản phẩm từ sắn ở mức 466,7 USD/tấn, giảm 5,7% so với tháng 7/2023 và giảm 0,4% so với tháng 8/2022.

Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn lớn nhất của Việt Nam, chiếm 95,91% tổng lượng sắn xuất khẩu của cả nước với 212.230 tấn, trị giá 98,04 triệu USD, tăng 56,1% về lượng và tăng 47,2% về trị giá so với tháng 7/2023.

Lũy kế 8 tháng năm 2023, Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc 1,69 triệu tấn sắn và các sản phẩm từ sắn, trị giá 687,24 triệu USD, giảm 13,4% về lượng và giảm 19,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.

Cục Xuất nhập khẩu dự báo, nhu cầu mua sắn và tinh bột sắn từ các nhà nhập khẩu vẫn cao do các nước tăng cường dự trữ lương thực, ngũ cốc cho tiêu dùng và sản xuất thức ăn chăn nuôi.

Thông tin từ Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), tháng 8/2023, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam ghi nhận mức cao kỷ lục 3.054 USD/tấn, tăng 8% so với tháng 7/2023 và tăng 29,7% so với tháng 8/2022. Tính chung 8 tháng đầu năm 2023, giá xuất khẩu bình quân cà phê của nước ta đạt mức 2.463 USD/tấn, tăng 8,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo đó, mặt hàng chủ lực bứt phá ngoạn mục. Hiện giá cà phê đang ở mức cao nhất trong vòng 30 năm qua. 

Đáng chú ý, EU là thị trường lớn nhất của cà phê Việt Nam đã tăng nhập khẩu cà phê từ Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2023, tăng 21% về lượng và tăng 18,1% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái, đạt gần 390.000 tấn, trị giá 854,2 triệu EUR (tương đương 914,1 triệu USD). Thị phần cà phê của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của EU từ thị trường ngoại khối tăng từ 20,9% trong 6 tháng đầu năm 2022 lên 27,5% trong 6 tháng đầu năm 2023.

Tương tự đối với mặt hàng hạt điều, tháng 8/2023, xuất khẩu hạt điều của Việt Nam tiếp tục ghi nhận mức cao kỷ lục mới trên 60.500 tấn, trị giá 333,8 triệu USD, tăng 10,8% về lượng và tăng 9,7% về trị giá so với tháng 7/2023, so với tháng 8/2022 tăng 29,2% về lượng và tăng 21,8% về trị giá.

Thị trường xuất khẩu dần phục hồi, kéo theo đơn hàng tăng trở lại trong khi nguồn cung vẫn thiếu hụt là những yếu tố có lợi giúp cà phê, hạt điều của Việt Nam lập kỷ lục về lượng và giá xuất khẩu.

Thống kê sơ bộ từ Tổng cục Hải quan, 6 tháng đầu năm nay nước ta xuất khẩu 4,24 triệu tấn gạo, thu về 2,26 tỷ USD, tăng 21,3% về lượng và tăng 32,2% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, 8 tháng đầu năm 2023, Việt Nam đã xuất khẩu gần 5,9 triệu tấn gạo, tăng 22% so với cùng kỳ năm 2022; kim ngạch xuất khẩu đạt 3,17 tỷ USD, tăng 36,1% so với cùng kỳ năm 2022. Trong số các thị trường nhập khẩu, Philippines, Trung Quốc, Indonesia nhập khẩu gạo của Việt Nam nhiều nhất. Trong những tháng cuối năm 2023, xuất khẩu gạo của Việt Nam tiếp tục được kỳ vọng sẽ tăng trưởng mạnh. Dự báo, xuất khẩu gạo cả năm nay sẽ thu về trên 4 tỷ USD.

Thông tin trên báo Nhân Dân, thương mại gạo toàn cầu trong năm 2024 được dự báo ở mức 52,9 triệu tấn, giảm 3,44 triệu tấn so với dự báo trong tháng trước. Thương mại gạo năm 2023 được dự báo giảm 2 triệu tấn so với mức dự báo trong tháng 7/2023.

Nguyên nhân là thời gian qua, giá gạo xuất khẩu trên thế giới đồng loạt tăng mạnh, có thời điểm lên đến gần 650 USD/tấn, cũng ảnh hưởng phần nào đến hoạt động giao thương do các doanh nghiệp thu mua cầm chừng, đối tác nhập khẩu cũng hạn chế triển khai ngay các hợp đồng mới.

Kinh tế vĩ mô - Nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu đạt mức giá cao

Xuất khẩu cà phê tiếp tục được lợi về giá. Ảnh minh họa.

Bên cạnh các yếu tố thuận lợi còn nhiều thách thức

Theo báo Dân Sinh Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến đánh giá, năm nay, ngành điều đặt mục tiêu xuất khẩu 3,1 tỷ USD. Bên cạnh các yếu tố thuận lợi, hiện ngành hàng này vẫn đối mặt với rất nhiều thách thức. Đáng chú ý, các nhà máy phải lệ thuộc từ 50 - 60% nguyên liệu nhập khẩu. Để cải thiện vấn đề này, khâu then chốt là phải đẩy mạnh việc cải tạo, nâng cao sản lượng, chất lượng cây điều Việt Nam.

Đặc biệt, đối với cà phê, Bộ NN&PTNT và các tỉnh Tây Nguyên hiện đã thực hiện nhiều chương trình hỗ trợ và khuyến khích nông dân chuyển sang mô hình sản xuất cà phê chất lượng cao, đặc biệt là cà phê đặc sản. Theo đó, nhiều hợp tác xã và nông dân đã thu về lợi nhuận cao, đồng thời nâng được giá trị thương hiệu của cà phê vùng Tây Nguyên.

Thông tin trên báo Chính Phủ, thời gian tới, Bộ NN&PTNT sẽ tiếp tục theo dõi, nắm bắt tình hình giá cả, nguồn cung các mặt hàng lương thực thực phẩm thiết yếu, báo cáo Tổ điều hành Thị trường trong nước và Ban Chỉ đạo giá của Chính phủ. Phối hợp với các địa phương hỗ trợ kết nối, thúc đẩy chế biến, tiêu thụ các sản phẩm nông sản vào vụ thu hoạch.

Bên cạnh đó cần đẩy mạnh phát triển thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Tiếp tục xử lý các vấn đề thị trường nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu nông sản, thủy sản, đặc biệt là thị trường Trung Quốc, Mỹ, EU, liên minh kinh tế Á - Âu... Tận dụng các FTAs, đặc biệt là Hiệp định CPTPP, EVFTA để đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông lâm thủy sản chủ lực, hỗ trợ doanh nghiệp ký kết đơn hàng xuất khẩu mới. Phối hợp hỗ trợ bảo hộ nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam ở nước ngoài.

Trúc Chi (t/h)

Xem thêm: lmth.799626a-oac-aig-cum-tad-uahk-taux-nas-gnon-gnah-tam-ueihn/nv.nitaudiougn.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu đạt mức giá cao”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools