vĐồng tin tức tài chính 365

Giải pháp để TP Hồ Chí Minh phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng

2023-09-19 13:14

Nghị quyết 98 được xem là chính sách nền tảng để TP Hồ Chí Minh tháo gỡ các điểm nghẽn, xây dựng các kế hoạch phát triển mới, tạo nên sự đột phá. Theo đó, một trong những nội dung được kỳ vọng là thành phố sẽ thí điểm mô hình phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (hay còn gọi là TOD). Tuy nhiên, để thực thi và phát triển bền vững mô hình này, các chuyên gia cho rằng cần phải có các giải pháp đồng bộ.

TOD sau khi hình thành, hệ số sử dụng đất khu vực này sẽ lớn hơn gấp nhiều lần và có mục đích sử dụng hỗn hợp nhằm làm tăng khả năng phục vụ, thu hút người dân. Điều này làm tăng lượng hành khách để đảm bảo hiệu quả khai thác các tuyến giao thông công cộng, làm tăng sức hấp dẫn giá trị bất động sản. Từ đó, chính quyền điều tiết giá trị gia tăng này để bù đắp chi phí xây dựng các công trình giao thông.

Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định, thành phố sẽ đối diện 2 thách thức khi thực hiện TOD: Một là đấu giá khu đất công hiện hữu, bố trí sang vị trí mới; Thứ hai là hiện chỉ mới có tuyến Metro số 1 chuẩn bị vận hành, chưa đủ sức hấp dẫn để khai thác TOD.

Giải pháp để TP Hồ Chí Minh phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng - Ảnh 1.

TP Hồ Chí Minh cần các giải pháp mới có tính đột phá trong huy động vốn để phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng. Ảnh minh họa - Báo Nhân dân

Theo các chuyên gia, TP Hồ Chí Minh hiện vẫn chưa có quy hoạch và thiết kế đô thị phù hợp với định hướng TOD. Sự phân bố dân cư vẫn chưa đáp ứng khả năng tiếp cận của người dân đến các nhà ga đường sắt đô thị, đặc biệt là khu vực ngoại ô, vùng ven. Chính vì thế, thành phố cần ưu tiên phát triển các đô thị mới các nhà ga tại những khu vực này, ga đường sắt có tính liên vùng. Để thực hiện được, cần có đầy đủ các cơ sở về luật để thu hút nguồn vốn.

Tiến sĩ Sử Ngọc Khương - Giám đốc cấp cao Bộ phận đầu tư Savills Việt Nam cho biết: "Nguồn vốn này sẽ được hình thành trên cơ sở là các nguồn thu đất đai - nơi có tuyến giao thông đi qua. Như vậy, để làm được điều này, tôi cho rằng các luật cần phải đi trước để các nhà đầu tư có thể tham gia được bởi vì nếu không có các Luật Đầu tư, Luật Quy hoạch, Luật Bất động sản không có nguồn thu dựa trên các tuyến giao thông đô thị được thực hiện".

Trong giai đoạn 1: Các vùng phụ cần đầu mối tại các nhà ga của tuyến metro số 1 và các nút giao vành đai 3 sẽ được thí điểm mô hình TOD. Theo Sở GTVT thành phố thì đây là những khu vực đã được xác định và có cơ sở pháp lý rõ ràng nên có thể triển khai được ngay.

Còn giai đoạn 2, TOD sẽ triển khai tại các đầu mối giao thông của các tuyến đường sắt như tuyến Metro số 2, Vành đai 4 và cao tốc TP Hồ Chí Minh - Mộc Bài.

Theo tính toán của Ban Quản lý đường sắt đô thị TP Hồ Chí Minh, để 15 dự án hoàn thành mạng lưới đường sắt đô thị cần khoảng 25 tỷ USD. Trong khi, vẫn còn khoảng 75% nguồn vốn cần được huy động bằng các giải pháp mới có tính đột phá như ngân sách nhà nước dùng để thu hồi đất giải phóng mặt bằng, tổ chức đấu giá quỹ đất theo mô hình TOD, huy động vốn trong nước và ngoài nước.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Xem thêm: mth.14370921191903202-gnoc-gnoc-gnoht-oaig-gnouh-hnid-oeht-iht-od-neirt-tahp-hnim-ihc-oh-pt-ed-pahp-iaig/et-hnik/nv.vtv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Giải pháp để TP Hồ Chí Minh phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools