vĐồng tin tức tài chính 365

Kho báu lớn thứ 2 thế giới ở Việt Nam: Mặt hàng chiến lược “làm mê mẩn” các cường quốc, dự tính sản lượng tăng 5.000 lần

2023-09-20 09:22

Nguồn nguyên liệu quý

Đất hiếm là một nhóm các nguyên tố có ứng dụng trong sản xuất điện tử, pin, các ngành kỹ thuật mũi nhọn, công nghệ cao như điện, điện tử, quang học, laser, vật liệu siêu dẫn, chất phát quang. Điều này khiến chúng trở nên quan trọng đối với quá trình chuyển đổi toàn cầu hướng tới các nguồn năng lượng sạch hơn và trong lĩnh vực quốc phòng.

Theo Cục Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ (USGS), Việt Nam có trữ lượng đất hiếm lớn thứ hai thế giới - ước tính khoảng 22 triệu tấn - chỉ đứng sau Trung Quốc. USGS cho biết sản lượng đất hiếm của Việt Nam vào năm 2021 là khoảng 400 tấn. Tuy nhiên, theo Quyết định số 866 về "quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050" vừa được Chính phủ phê duyệt, sản lượng đất hiếm dự kiến của Việt Nam sẽ là khoảng 2 triệu tấn mỗi năm vào năm 2030, tương đương gấp khoảng 5.000 lần sản lượng năm 2021.

Với những ứng dụng không thể thay thế, đất hiếm được mệnh danh là “vàng” của thế kỉ 21, thậm chí của cả thế kỉ 22. Dữ liệu về đất hiếm cho thấy nguyên liệu này có thị trường khoảng 8,1 tỷ USD và sẽ tăng lên 14,4 tỷ USD vào năm 2025. Những quốc gia sở hữu số lượng lớn đất hiếm đang lọt vào tầm ngắm của các công ty công nghệ lớn trên thế giới do nhu cầu ngày càng tăng.

Nhờ trữ lượng khổng lồ chưa được khai thác, Việt Nam có tiềm năng trở thành đối thủ cạnh tranh lớn trên trường quốc tế - những chuyên gia trong ngành cho biết. Một loạt các quốc gia đã từng có các thỏa thuận hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực này.

Ví dụ, sau khi Trung Quốc hạn chế xuất khẩu đất hiếm sang Nhật Bản vào năm 2010, Nhật Bản đã ký thỏa thuận với Việt Nam để nghiên cứu và khai thác. Theo tạp chí Nature, Trung tâm Nghiên cứu và Chuyển giao Công nghệ Đất hiếm đã được mở tại Hà Nội vào ngày 16/6/2012 với trang bị thiết bị trị giá 420 triệu yên (tương đương 5,3 triệu USD). Tại trung tâm này, một số nhà nghiên cứu Nhật Bản đã hợp tác với các nhà khoa học của Viện Công nghệ Xạ hiếm của Việt Nam, cũng có trụ sở tại Hà Nội. Một số các thử nghiệm đối với máy lọc và trộn để tách các nguyên tố đất hiếm từ khoáng sản đã được thực hiện.

Trong số các nhà sản xuất nam châm tại Việt Nam, công ty Shin-Etsu Chemical của Nhật Bản đã mở rộng cơ sở trong năm nay sau khi quyết định tăng gấp đôi công suất hàng năm lên 2.200 tấn vào năm 2017, theo tuyên bố của công ty.

Mối quan tâm của các nước

Trung Quốc cũng là quốc gia tiêu thụ mạnh các nguyên tố đất hiếm. Đối mặt với sự phụ thuộc ngày càng tăng vào nhập khẩu đất hiếm, Trung Quốc đang tăng gấp đôi nỗ lực mua thêm nguyên liệu đất hiếm từ các nguồn. Để thực hiện được điều này, Trung Quốc phải tăng cường sản xuất trong nước nhưng cũng đang tích cực đầu tư ra nước ngoài. Theo Qz, năm ngoái, Trung Quốc đã khởi động lại hoạt động tại bốn mỏ đất hiếm ở tỉnh Giang Tây phía đông nam – nơi hoạt động khai thác bị tạm dừng kể từ năm 2017 vì lo ngại về môi trường.

Theo Reuters, các công ty Trung Quốc chế biến sản phẩm từ đất hiếm đã có mặt tại Việt Nam. Ví dụ, công ty Baotou INST Magnet của Trung Quốc dự kiến sẽ hoạt động tại một nhà máy ở Việt Nam sau khi được địa phương chấp thuận vào tháng 6. INST là công ty nam châm chuyên thiết kế mạch và là một trong những nhà cung cấp cho Apple từ năm 2021. Bên cạnh đó, Luxshare (Trung Quốc) và Foxconn (Đài Loan, Trung Quốc) cũng là những nhà cung cấp lớn của Apple, chuyên sản xuất các sản phẩm được trang bị nam châm tại Việt Nam như máy tính bảng iPad và máy tính xách tay MacBook.

Theo các nguồn tin, từ lâu Mỹ đã để mắt tới nguồn đất hiếm dồi dào tại Việt Nam. Nghiên cứu của Trung tâm Thông tin Kỹ thuật Quốc phòng Mỹ (DTIC) - cơ quan lưu trữ thông tin nghiên cứu và kỹ thuật thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ hồi năm 2013 nhận định rằng Việt Nam có những thế mạnh tiềm tàng to lớn về các nguồn tài nguyên thiên nhiên và đặc biệt là đất hiếm. Những khoáng sản này ở Việt Nam thường được tìm thấy cùng với các vật liệu phóng xạ tự nhiên (NORM), trong đó có uranium.

Quá trình xử lý quặng chứa các nguyên tố này cũng có thể tạo ra các ôxít uranium thích hợp để chế biến tiếp thành nhiên liệu. Theo Nikkei Asia, gần đây Mỹ và Việt Nam đã có thỏa thuận và kế hoạch hợp tác kỹ thuật nhằm hỗ trợ nỗ lực của Việt Nam trong việc định lượng nguồn cung cấp khoáng sản quan trọng, đặc biệt là đất hiếm. Qua đó, hai nước sẽ tiếp tục hướng tới những mục tiêu mang lại lợi ích chung của cả 2 quốc gia.

Trong một diễn biến khác, công ty Star Group Industrial (SGI) của Hàn Quốc đang có những tham vọng lớn với dự án liên quan tới đất hiếm tại Việt Nam. Chẳng hạn, dự án Việt Nam của SGI đặt mục tiêu đến năm 2025 đạt sản lượng 5.000 tấn nam châm neodymium (NdFeB) cao cấp mỗi năm, đủ cho 2 triệu xe điện.

Nhà máy của SGI hoạt động hết công suất sẽ tạo ra gần 3% sản lượng toàn cầu vào năm 2022 theo ước tính của Project Blue, một công ty tư vấn vật liệu quan trọng. Dữ liệu thương mại của Mỹ cho thấy con số này tương đương với gần một nửa lượng nam châm neodymium nhập khẩu vào Mỹ vào năm ngoái.

Trả lời Reuters, SGI - công ty cung cấp nam châm cho nhà sản xuất xe điện VinFast của Việt Nam và Hyundai Motor của Hàn Quốc – cho biết họ đang đầu tư 80 triệu USD vào nhà máy mới ở Việt Nam và bắt đầu sản xuất vào năm 2024. Nhà máy này sẽ tăng gần gấp đôi sản lượng hiện tại của công ty là 3.000 tấn/năm từ các nhà máy ở Hàn Quốc và Trung Quốc.

Với những dự án bom tấn kể trên, có thể thấy đất hiếm Việt Nam đang thu hút sự quan tâm không nhỏ từ các quốc gia dẫn đầu về công nghệ trên thế giới. Những lợi ích mà đất hiếm mang lại chắc chắn sẽ mang lại vị thế quan trọng cho Việt Nam trong tương lai.

Tổng hợp


Xem thêm: nhc.77053370029032881-man-iav-uas-nal-0005-gnat-gnoul-nas-hnit-ud-couq-gnouc-cac-nam-em-mal-coul-neihc-gnah-tam-man-teiv-o-ioig-eht-2-uht-nol-uab-ohk/nv.fefac

Comments:0 | Tags:No Tag

“Kho báu lớn thứ 2 thế giới ở Việt Nam: Mặt hàng chiến lược “làm mê mẩn” các cường quốc, dự tính sản lượng tăng 5.000 lần”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools