vĐồng tin tức tài chính 365

Đập phá đèn LED ở Kỳ đài Huế sẽ bị xử lý như thế nào?

2023-09-20 16:05

Liên quan đến vụ việc "Điều tra vụ hàng chục bộ đèn LED ở Kỳ đài Huế bị đập phá", ngày 20/9, trao đổi với PV, Luật sư Võ Thị Tuệ Minh, Giám đốc Công ty luật An Doanh tỉnh Thừa Thiên-Huế cho rằng, hành vi của các đối tượng là hành vi tác động đến tài sản làm cho tài sản bị tan nát, hư hỏng đến mức làm mất hẳn giá trị sử dụng, không thể khôi phục lại được nguyên gốc tài sản này, hành vi này được xem là hành vi phá hoại tài sản Nhà nước.

Luật sư Minh phân tích, việc hủy hoại tài sản các đối tượng có thể thực hiện thông qua các hành vi đập phá, hay dùng các vật dụng, nguyên liệu khác để tác động đến hệ thống đèn chiếu sáng khu vực Kỳ đài Huế gây ra hậu quả tổn thất nặng nề. Như vậy, phá hoại tài sản Nhà nước là hành vi tác động đến tài sản của Nhà nước làm cho tài sản đó bị tan nát, hư hỏng đến mức không còn giá trị sử dụng, không thể khôi phục lại được nguyên gốc tài sản này.

Góc nhìn luật gia - Đập phá đèn LED ở Kỳ đài Huế sẽ bị xử lý như thế nào?

Hàng chục đèn LED tại khu vực Kỳ đài bị các đối tượng đập vỡ.

 

"Đối với những hành vi chưa đủ các yếu tố cấu thành tội phạm sẽ bị xử phạt hành chính còn những hành vi cấu thành tội phá hủy tài sản của người khác, phá hoại tài sản Nhà nước sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 178 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 như sau. Khung hình phạt: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm", luật sư Minh nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm; đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là di vật, cổ vật. Khung hình phạt: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: Có tổ chức.

Trước đó, vào ngày 3/9, lãnh đạo Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế cho biết, đơn vị này đang phối hợp với cơ quan công an để điều tra làm rõ các đối tượng có hành vi đập vỡ các bóng đèn chiếu sáng tại khu vực di tích Kỳ đài Huế.

Theo thông tin ban đầu, trước đó, trong khi tuần tra tại khu vực Kỳ đài, nhân viên bảo vệ thuộc Phòng Quản lý - Bảo vệ Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế cùng lực lượng công an đã phát hiện một số thanh niên leo qua gác chắn đi vào khu vực Kỳ đài nên tiến hành đẩy đuổi nhóm thanh niên ra khỏi khu vực di tích này.

Tuy nhiên, đến khuya lực lượng bảo vệ phát hiện một số bóng đèn chiếu sáng tại Kỳ đài đã bị đập vỡ, mảnh kính từ bóng đèn nằm vương vãi trên mặt nền di tích. Trước vấn đề này, lực lượng bảo vệ di tích nhận định đây có thể là hành vi phá hoại tài sản của nhóm thanh niên vừa bị đẩy đuổi kể trên.

Được biết, Kỳ đài (còn gọi là Cột cờ) là di tích kiến trúc thời Nguyễn, được xây dựng năm Gia Long thứ 6 (1807) ở vị trí chính giữa trên mặt Nam của Kinh thành Huế, thuộc phạm vi pháo đài Nam Chánh.

Kỳ đài gồm hai phần: Đài cờ và cột cờ. Đài cờ là một cái đài đồ sộ gồm 3 tầng hình chóp cụt chữ nhật chồng lên nhau. Tầng thứ nhất cao hơn 5,5m, tầng giữa cao gần 6m, tầng trên cùng cao hơn 6m. Tổng cộng, 3 tầng đài cao khoảng 17,5m. Xung quanh mỗi tầng đều xây lan can, mặt nền của các tầng đài đều lát gạch Bát Tràng.

Xem thêm: lmth.213726a-oan-eht-uhn-yl-ux-ib-es-euh-iad-yk-o-del-ned-ahp-pad/nv.nitaudiougn.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Đập phá đèn LED ở Kỳ đài Huế sẽ bị xử lý như thế nào?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools