vĐồng tin tức tài chính 365

Xanh hóa ngành ngân hàng - Đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế carbon thấp tại Việt Nam

2023-09-22 11:28

Tham dự Tọa đàm có Phó Thống đốc NHNN Phạm Thanh Hà, đại diện lãnh đạo một số Vụ, Cục, đơn vị thuộc NHNN, các bộ ngành liên quan, các tổ chức quốc tế, Đại sứ quán Úc, Đại sứ quán Thụy Sỹ, Đại sứ quán Anh, các công ty quản lý quỹ, công ty tài chính, công ty kiểm toán, hiệp hội ngân hàng, các tổ chức tín dụng trong nước và chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Tọa đàm trao đổi về xanh hóa ngành Ngân hàng - Đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế carbon thấp tại Việt Nam được tổ chức trong khuôn khổ Biên bản Ghi nhớ về phát triển ngân hàng xanh và bền vững, góp phần thực hiện những cam kết của Việt Nam tại Hội nghị các Bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu - COP26 được NHNN ký với IFC tháng 5/2022.

Phát biểu khai mạc Toạ đàm, Phó Thống đốc NHNN Phạm Thanh Hà cho biết, tăng trưởng xanh và phát triển bền vững đã trở thành xu thế tất yếu, là mục tiêu mà mọi quốc gia đang hướng tới. Việt Nam là một trong những quốc gia đang phải đối mặt với nhiều vấn đề về môi trường và chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu, tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế, đời sống của người dân. Trong thời gian qua, Việt Nam đã tích cực tham gia thực hiện các cam kết quốc tế về giảm phát thải khí nhà kính, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững như cam kết thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững tại Hội nghị thượng đỉnh của Liên hợp quốc; ký Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu; cam kết thực hiện mục tiêu đưa phát thải ròng về 0 đến năm 2050 tại Hội nghị COP26.

Theo báo cáo của các quốc gia tại Hội nghị COP27, Việt Nam là một trong các quốc gia đã có những hành động nhanh, kịp thời để triển khai cam kết bằng việc ban hành khung chính sách tăng trưởng xanh, như: Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh; Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu đến năm 2050; Đề án về những nhiệm vụ, giải pháp triển khai kết quả Hội nghị COP26; ban hành Luật Bảo vệ môi trường (2020) tạo khuôn khổ pháp lý thúc đẩy các công cụ kinh tế thực hiện tăng trưởng xanh.

Phó Thống đốc nhấn mạnh ngành ngân hàng là kênh cung ứng tài chính quan trọng của nền kinh tế, và luôn xác định vai trò, trách nhiệm trong việc “xanh hóa” dòng vốn đầu tư cho mục tiêu phát triển bền vững. Cùng với cả nước, ngành Ngân hàng đã tích cực, chủ động và sáng tạo hướng đến các mục tiêu mà Chính phủ đã đặt ra trong Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050, với những kết quả đáng ghi nhận quan trọng như phê duyệt Đề án phát triển ngân hàng xanh tại Việt Nam, xây dựng Chương trình hành động của ngành ngân hàng thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh, xây dựng Thông tư về quản lý rủi ro môi trường, xã hội trong hoạt động cấp tín dụng, tăng dần tỷ trọng dư nợ tín dụng xanh.

Tọa đàm có sự tham gia của các bên liên quan chính về khí hậu trong nước cùng với các chuyên gia về khí hậu toàn cầu và khu vực của IFC đã phần nào giúp các tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài hiểu rõ hơn về môi trường pháp lý của Việt Nam trong lộ trình tiến tới nền kinh tế phát thải ròng bằng 0 và ngành tài chính hướng tới lộ trình tài chính xanh; qua đó sẽ khai thác tốt hơn các cơ hội đầu tư về khí hậu thông qua ngành tài chính và thị trường vốn trong nước.

Tại buổi tọa đàm, các chuyên gia về tài chính khí hậu của IFC đưa ra nhiều số liệu phân tích, thống kê về tiềm năng khai thác các cơ hội đầu tư về khí hậu tại các thị trường mới nổi. Theo đó, dự kiến từ nay đến năm 2030, các thị trường này sẽ cần thu hút 23 nghìn tỷ USD dòng vốn đầu tư về khí hậu, trong đó tập trung vào các công trình xây dựng, giao thông và năng lượng tái tạo. Tại Việt Nam, theo ước tính của Ngân hàng Thế giới, từ nay đến 2040 Việt Nam cần đầu tư bổ sung 368 tỷ USD, tương đương khoảng 6,8% GDP mỗi năm, cho lộ trình chống chịu và lộ trình phát thải ròng bằng 0. Thống kê cho thấy tài chính khí hậu ở Việt Nam vẫn ở giai đoạn sơ khởi (năm 2020, tài chính khí hậu chỉ chiếm khoảng 0,5% tổng tín dụng của các ngân hàng Việt Nam – hoặc khoảng 0,2% GDP), từ đó cho thấy nhiều cơ hội đối với các tổ chức tín dụng để tìm hiểu và khai thác các sản phẩm tài chính khí hậu trong thời gian tới. Qua tọa đàm, các chuyên gia cũng cung cấp một số thông tin tham khảo về lộ trình chuyển đổi xanh của các ngân hàng thương mại tại một số quốc gia như Trung Quốc, Phi-lip-pin, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ...

Tiếp nối Hội nghị “Thu hút nguồn lực hỗ trợ thực hiện các mục tiêu về phát triển xanh và phát triển bền vững” được NHNN tổ chức tháng 8/2022, buổi tọa đàm kỳ vọng sẽ tạo thành một sự kiện thường niên của ngành ngân hàng với mục tiêu thúc đẩy vai trò của tín dụng xanh, góp phần quan trọng vào tăng trưởng xanh và phát triển bền vững.

image

image

image

image

Một số hình ảnh tại buổi tọa đàm

HTQT

Ảnh: KT

Xem thêm: 044675VBS=emaNcoDd?001mc/sknil/iv/latrop/retnecbew/nv.vog.vbs.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Xanh hóa ngành ngân hàng - Đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế carbon thấp tại Việt Nam”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools