“Có một chuyến đến Ấn Độ vào tuần tới. Một số quốc gia muốn kiểm tra các khía cạnh của biện pháp mới. Tôi nghĩ chuyến đi rất quan trọng để họ đưa ra quyết định”, một quan chức cấp cao Mỹ cho biết ngày 21/9.
Một quan chức khác nói rằng đại diện của Mỹ cùng các đồng minh trong G7 và Bỉ sẽ đến Mumbai và Surat, nơi 80% kim cương của thế giới được mài dũa.
Các nước G7 đang chuẩn bị lập ra một hệ thống truy xuất nguồn gốc để có thể chặn kim cương và đá quý khai thác ở Nga – quốc gia khai thác đá quý thô nhiều nhất thế giới.
Kế hoạch này có thể thay đổi chuỗi cung ứng kim cương toàn cầu, nhưng việc triển khai sẽ phụ thuộc nhiều vào Ấn Độ, nơi ngành công nghiệp sơ chế đá quý đang tạo việc làm cho hàng triệu người.
Giới chức Bỉ, nơi thành phố cổ Antwerp là trung tâm buôn bán kim cương số 1 thế giới, dự kiến sẽ thông báo lệnh cấm trong vài tuần tới, nhằm siết chặt nguồn thu của Nga để phục vụ chiến dịch quân sự ở Ukraine.
Liên minh châu Âu (EU) đã áp 17 đợt trừng hạn chế thương mại đối với Nga kể từ xung đột nổ ra ở Ukraine vào tháng 2 năm ngoái.
Cho đến nay, kim cương Nga và hãng khai thác Alrosa của nước này vẫn tránh được tác động, khi Bỉ (thành viên EU) cho rằng bất kỳ giảm sút nào ở Antwerp cũng sẽ được chuyển hướng đến nơi khác trừ khi lệnh cấm của EU có thêm nhiều quốc gia trên thế giới ủng hộ.
Tuần này, Ba Lan kêu gọi EU trừng phạt kim cương Nga, một ngành mang lại hơn 4,5 tỷ USD doanh thu cho Mátxcơva năm 2022.
EU mua lượng kim cương Nga trị giá khoảng 1,5 tỷ USD trong năm ngoái.
Sau khi Nga mở chiến dịch quân sự ở Ukraine, Mỹ áp lệnh trừng phạt Nga và cấm nhập kim cương phi công nghiệp có nguồn gốc Nga vào Mỹ.
Xem thêm: nhc.862139491229032881-agn-gnouc-mik-iov-nod-ar-ib-nauhc-ed-od-na-ned-iougn-uc-yat-gnouhp/nv.fefac