vĐồng tin tức tài chính 365

Sinh viên 'người thành phố' đi học cũng trần ai

2023-09-23 06:21
Sinh viên chen chúc lên xe buýt về nhà, về ký túc xá sau giờ học - Ảnh: T.T.D.

Sinh viên chen chúc lên xe buýt về nhà, về ký túc xá sau giờ học - Ảnh: T.T.D.

Có nhà ở TP.HCM lại làm các bạn tiến thoái lưỡng nan. Bỏ tiền thuê trọ cho gần trường thì hơi phí, chạy đi chạy về thì cực.

Đi sớm về trễ

Đa số các tiết học buổi sáng tại các trường ĐH thường bắt đầu vào khoảng 7h, vì vậy các sinh viên "người Sài Gòn" nhà xa trường phải thức dậy từ 4h-5h sáng chuẩn bị để kịp giờ đến lớp.

Anh Thư (19 tuổi, sinh viên khoa y ĐH Quốc gia TP.HCM, nhà ở quận Tân Phú), phải xuống làng ĐH Thủ Đức, chia sẻ: "Đi học xa nên về nhà cũng trễ, vệ sinh cá nhân và ăn uống xong thì cũng tầm 9h-10h đêm rồi mình mới bắt đầu học bài đến tận 2h-3h sáng, mà sáng 5h mình phải dậy rồi nên cả ngày chẳng ngủ được bao nhiêu".

Cũng như Anh Thư, nhà Ngọc Bảo, sinh viên Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn TP.HCM, cách trường gần 30km. Ngọc Bảo chọn đến trường bằng xe buýt vì muốn tận dụng thời gian trên xe để tranh thủ đọc sách, học bài hoặc chợp mắt.

Tuy nhiên trong thực tế, những chuyến xe buýt rất đông khách nên Ngọc Bảo thường phải đứng suốt chặng đường hơn hai tiếng đến trường.

"Mỗi lần muốn đón xe buýt, mình phải đi bộ 10 phút ra trạm và phải đợi đến nửa tiếng mới có một chuyến xe buýt đi ngang qua. Vì vậy, những hôm có lịch học sáng, mình đã dậy từ 4h. Lúc trước còn hy vọng sẽ lên xe học bài, nhưng giờ mình chỉ mong chuyến hôm ấy đừng quá đông khách để mình đỡ đuối sức khi học trên lớp", Bảo tâm sự.

Bất lực vì nhà xa trường

Không chỉ ảnh hưởng đến năng suất học tập, sinh viên có nhà xa trường còn gặp khó khăn trong việc tham gia các câu lạc bộ hay hoạt động ngoại khóa. Hầu hết các sinh viên này chỉ có thể tham gia những hoạt động trực tuyến hoặc bắt buộc, còn đối với những hoạt động mang tính chất tự nguyện thì các bạn đành ngại ngùng từ chối.

Dù đang tham gia câu lạc bộ học thuật khoa y ở trường, Anh Thư chưa từng gặp mặt các thành viên khác. Những hôm họp mặt câu lạc bộ, bạn đều xin vắng vì các buổi họp đều tổ chức ở nơi quá xa.

Anh Thư thường bỏ qua các hoạt động offline lấy điểm rèn luyện vì giờ giấc không tiện, dẫn đến điểm rèn luyện học kỳ vừa qua của bạn chỉ đạt ở mức khá.

Tùng, sinh viên Trường ĐH Văn Lang, cho biết: "Những hoạt động Đoàn - Hội thường yêu cầu thành viên phải có mặt đầy đủ, bởi hoạt động diễn ra liên tục và cần họp nhiều lần để tổ chức những sự kiện, hoạt động quy mô lớn. Vì vậy, mình thường về nhà rất trễ, có những hôm về đến nhà đã 11h-12h đêm. Về giờ đấy mình chỉ muốn ngủ, vì mình đã hoàn toàn kiệt sức".

Có thể thấy, việc di chuyển xa như thế ảnh hưởng không ít đến sức khỏe và thời gian sinh hoạt của nhiều bạn trẻ, nhưng có lẽ để tìm giải pháp thiết thực nhất nhằm giảm bớt tình trạng trên vẫn còn là một câu hỏi khó.

Đã nhiều lần Minh Chiến, sinh viên Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, nghĩ đến việc thuê trọ gần trường, tuy nhiên do nhà ở TP với lịch học trên ĐH thường khá thoáng nên bạn quyết định ở cùng gia đình.

"Mình nghĩ thời gian rảnh ở nhà mình có thể phụ giúp cha mẹ cũng như tiết kiệm được một khoản chi không đáng cho việc thuê trọ", Chiến tâm sự.

Cơ sở ngoại thành của một số trường đại học tại TP.HCM

Cơ sở ngoại thành của một số trường đại học tại TP.HCM

Tận dụng thời gian ra sao?

Tranh thủ thời gian nghe podcast hay sách nói trong lúc di chuyển trên xe buýt là giải pháp của hầu hết các bạn trẻ sử dụng để "giết" thời gian. Tuy nhiên, với Phương Diễm (sinh viên năm 2 Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch), giải pháp của bạn là tranh thủ ngủ bù trên xe buýt.

"Vì nhà xa trường nên mình sẽ thường về nhà khá trễ, đồng nghĩa với việc mình phải thức đến khuya mới học xong bài. Do đó, mỗi buổi sáng trên xe buýt, mình sẽ tranh thủ chợp mắt khoảng một tiếng để tỉnh táo hơn khi vào lớp", Diễm nói.

Cũng như Diễm, sau hơn hai năm trải nghiệm, Đăng Khôi (sinh viên năm 3 Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM) chia sẻ: "Mình luôn tranh thủ đi học từ sớm để tránh kẹt xe và thường đăng ký lịch học cả ngày để tiết kiệm tiền xăng cũng như thời gian di chuyển.

Mình nghĩ cách tốt nhất là nên biết thật nhiều tuyến đường càng tốt, đặc biệt là đường tắt, để tránh ùn tắc vào giờ cao điểm".

Trường có nhiều cơ sở tìm cách hỗ trợ sinh viên

Do có nhiều cơ sở, mỗi cơ sở lại cách xa nhau - có cơ sở ở quận 3, quận 10, huyện Bình Chánh, Trường ĐH Kinh tế TP.HCM đã đưa vào sử dụng mô hình Shuttle Bus. Đây là những chuyến xe buýt nhanh được trường thiết kế dành riêng cho sinh viên của trường cho những bạn có nhu cầu đi lại xa.

Một số tuyến cơ bản của Shuttle Bus của trường là kết nối giữa cơ sở Nguyễn Tri Phương (quận 10) và cơ sở huyện Bình Chánh, giữa cơ sở Nguyễn Đình Chiểu (quận 3) với ký túc xá của trường và cơ sở Bình Chánh...

ThS Nguyễn Văn Đương - trưởng phòng chăm sóc và hỗ trợ người học Trường ĐH Kinh tế TP.HCM - cho biết hiện tại mỗi buổi sáng, chiều đều có bốn chuyến xe Shuttle Bus. Tất cả đều dành để phục vụ cho sinh viên của trường. Xe đều được bố trí chỗ ngồi, sinh viên không phải đứng như trên một số chuyến xe buýt công cộng.

Theo ông Đương, đây là một trong những cách trường hỗ trợ cho sinh viên phải di chuyển xa, đặc biệt khi có nhu cầu đi giữa các cơ sở nhà trường. Thủ tục "đặt" xe cũng được đơn giản hóa.

Trước đây, sinh viên phải đăng ký trước, chẳng hạn nếu ngày mai cần đi xe, sinh viên cần đăng ký hạn chót là vào tối hôm trước đó. Tuy nhiên, giờ đây trường tích hợp vào ứng dụng (app) của trường.

Sinh viên có nhu cầu di chuyển chỉ cần lên app đặt chỗ, xem được số chỗ còn trống và nhận được xác nhận. Sinh viên chỉ cần đặt trên app trước giờ xe chạy là có thể đi.

Trường đại học Mở TP.HCM bất ngờ di dời cơ sở, sinh viên hoang mangTrường đại học Mở TP.HCM bất ngờ di dời cơ sở, sinh viên hoang mang

Trường đại học Mở TP.HCM di dời cơ sở Nguyễn Kiệm (quận Gò Vấp) và chuyển toàn bộ 4.000 sinh viên đang học ở đây về một cơ sở khác tại huyện Nhà Bè.

Xem thêm: mth.32454722222903202-ia-nart-gnuc-coh-id-ohp-hnaht-iougn-neiv-hnis/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Sinh viên 'người thành phố' đi học cũng trần ai”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools