vĐồng tin tức tài chính 365

Sân khấu giữ đạo làm nghề

2023-09-26 09:58
Một cảnh gây xúc động trong vở Giáng Hương - Ảnh: L.ĐOAN

Một cảnh gây xúc động trong vở Giáng Hương - Ảnh: L.ĐOAN

Đây được xem là ngày tết của giới nghệ sĩ sân khấu và cũng là khoảnh khắc để họ tự ngẫm về nghề.

1. Mới đây, sân khấu kịch Thiên Đăng do nghệ sĩ Thành Lộc hợp tác thực hiện đã ra mắt khán giả với vở kịch Giáng Hương. Vở diễn là những trăn trở, tranh luận gay gắt của người nghệ sĩ về quan niệm làm nghề, về mối quan hệ giữa nghệ sĩ và khán giả.

Giáng Hương có một nhân vật phụ gây chú ý là ông Ba Hoài (Hữu Châu đóng) phụ việc cho gia đình vợ chồng Lĩnh Nam - Giáng Hương. 

Ba Hoài hồi trẻ vốn là anh kép nổi tiếng. Tuy nhiên, khi trên đỉnh vinh quang anh ăn chơi phung phí, khinh thường mọi người kể cả khán giả đã yêu thương anh.

Rồi trong một lần chơi bời, anh bị tai nạn và tật nguyền, phải bỏ nghiệp hát đi giúp việc kiếm cơm. 

Những trải nghiệm đau đớn đó đã khiến Ba Hoài cay đắng thốt lên: "Tổ cho thì khó, tổ lấy lại chỉ trong một đêm!".

Người nghệ sĩ sân khấu thường rất trọng tổ. Làm sai quấy họ sợ "tổ phạt", "tổ lấy lại nghề" hoặc không cho làm nghề. 

Còn nếu đạt thành công trong nghề nghiệp thì họ thường vui mừng cho rằng được "tổ đãi". 

Câu chuyện của Ba Hoài là lời cảnh báo với những nghệ sĩ không biết trân quý nghề nghiệp, tổ nghiệp, không biết trân quý khán giả.

Trùng hợp, trong tháng 8 sân khấu cải lương mới Đại Việt cũng giới thiệu vở Cô đào hát. Đó là câu chuyện về cô đào Cầm Thanh đã dùng đức hạnh, tài năng của mình để chữa lành bệnh điên của một khán giả tri âm một cách lạ lùng.

Nghệ sĩ ở thời nào cũng phải cần khán giả? Bởi vậy soạn giả Hoàng Song Việt mới nghiệm ra rằng: "Muốn có nhiều khán giả tri âm thì sân khấu cần phải có nhiều cô đào hát như Cầm Thanh".

2. Giữ đạo hạnh của nghề hát, nghiêm túc tử tế với nghề là một trong những yếu tố giúp người nghệ sĩ sống lâu trong lòng công chúng. Tối 23-9, vợ chồng nghệ sĩ cải lương tài danh Minh Tâm - Tài Lương xuất hiện trong vở Trung liệt Dương gia tướng đã được khán giả cổ vũ nồng nhiệt.

Hơn 40 năm họ không xuất hiện trên sân khấu nước nhà, thế nhưng khán giả vẫn nhớ. Họ về diễn, khán giả săn lùng vé khiến ban tổ chức phải bán thêm ghế xúp.

Sàn diễn cải lương gặp khó khăn thời gian dài, nhưng đôi vợ chồng nghệ sĩ Chí Linh - Vân Hà vẫn kiên trì làm sân khấu vừa biểu diễn vừa đào tạo diễn viên trẻ. Hầu như suất diễn nào cũng bù lỗ, vậy mà họ bám trụ 6 -7 năm nay.

Vở Trung liệt Dương gia tướng mà họ đầu tư dàn dựng có đến 6, 7 nam diễn viên trẻ ca hay, diễn từ khá tới tốt như Võ Minh Lâm, Minh Trường, Lâm Minh Nghiêm, Hoàng Hải, Hùng Vương, Phú Yên... để thấy những diễn viên trẻ đó có thể chạy show cả chục triệu nhưng vẫn tham gia sân khấu Chí Linh - Vân Hà, tập luyện cả tháng mà cát sê khiêm tốn.

Sân khấu cải lương mới Đại Việt, Hoàng Thái Thanh, một số sân khấu xã hội hóa khác ở TP.HCM... vì sự nghiêm cẩn với nghề mà cho ra đời những vở diễn chất lượng, tạo được niềm tin.

Một khi đã là nghệ sĩ thực thụ, quan trọng là bạn muốn khán giả nhớ đến bạn vì điều gì, ắt lúc đó bạn sẽ có sự định hướng, nỗ lực, kiên trì giữ đạo làm nghề để không là cái bóng mờ nhạt trong lòng khán giả.

Ấm lòng mùa giỗ tổ sân khấu 2023Ấm lòng mùa giỗ tổ sân khấu 2023

Trong nguyên ngày 11-8 âm lịch (tức 25-9), tại TP.HCM đã diễn ra nhiều hoạt động mừng giỗ tổ sân khấu. Nhiều sự kiện diễn ra trang nghiêm, chân tình.

Xem thêm: mth.89695428062903202-ehgn-mal-oad-uig-uahk-nas/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Sân khấu giữ đạo làm nghề”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools