Việt Nam là nước xuất khẩu viên nén gỗ lớn thứ 2 thế giới
Củi vụn, dăm bào, mùn cưa, đầu mẩu, cành ngọn gỗ... đều là những "phế phẩm' của công nghiệp sản xuất đồ gỗ, gỗ dán... tại Việt Nam. Tuy nhiên, những "phế phẩm" này năm nay dự kiến sẽ đem lại cho Việt Nam gần 800 triệu USD giá trị xuất khẩu khi được sản xuất thành mặt hàng viên nén. Viên nén là một loại chất đốt năng lượng sạch, dùng thay thế cho than, xăng, dầu... và đang là lựa chọn của nhiều quốc gia trên thế giới để giảm phát thải.
Từ vài chục tấn viên nén gỗ xuất khẩu mỗi tháng, Công ty Smartwood Việt Nam đã tăng sản lượng xuất khẩu lên hàng chục lần do các quốc gia đẩy mạnh thực hiện cam kết giảm phát thải khí nhà kính C02, bảo vệ môi trường. Các nhà máy nhiệt điện trên thế giới tăng cường sử dụng viên nén gỗ để thay thế cho than đá.
Bà Dương Thị Hồng Mai - Trưởng Ban Đối ngoại, Công ty Smartwood Việt Nam cho biết: "Năm ngoái công ty chúng tôi xuất khẩu 360.000 tấn, dự kiến năm nay xuất khẩu 400.000 tấn".
Là tập đoàn thương mại xuất khẩu viên nén Việt Nam, Indonesia, Thái Lan… sang Hàn Quốc và Nhật Bản trong nhiều năm, Tập đoàn Cellmark, Thuỵ Điển cho biết đơn hàng tăng trưởng tích cực qua các năm.
Ông Nguyễn Hoàng Tân - Phó Chủ tịch Phụ trách khối Châu Á về năng lượng, Tập đoàn Cellmark, Thuỵ Điển cho biết: "Năm 2022, doanh nghiệp xuất khẩu khoảng 820.000 tấn, 700.000 tấn từ Việt Nam. Năm 2023 dự tính số lượng cũng khoảng 800.000 tấn".
Các nhà máy nhiệt điện trên thế giới tăng cường sử dụng viên nén gỗ để thay thế cho than đá.
Theo Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam, viên nén nằm trong nhóm 5 mặt hàng có giá trị xuất khẩu cao nhất của ngành gỗ. Việt Nam đang là nước xuất khẩu viên nén lớn thứ 2 thế giới.
Ông Đỗ Xuân Lập - Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cho biết: "Từ phế phẩm của ngành gỗ, chúng ta làm ra sản phẩm có giá trị xuất khẩu, khi giá xuất khẩu hiện tại có giá từ 120 - 145 USD/tấn và có thời điểm đã đạt 180 - 200 USD/tấn. Như vậy đã mang lại giá trị gia tăng rất cao cho chuỗi phát triển lâm nghiệp của Việt Nam".
Theo thống kê của Chi hội viên nén Việt Nam, hiện tại có 400 nhà máy sản xuất viên nén, công suất trung bình khoảng 5 triệu m3/năm, giá trị 800 triệu USD. Công suất toàn ngành có thể nâng lên 10 triệu m3/năm, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ mặt hàng này.
Thúc đẩy xuất khẩu viên nén gỗ
Nguyên liệu đầu vào không kén chọn, các cơ sở chế biến viên nén gỗ cũng không cần phải đầu tư quá hiện đại về công nghệ. Do đó, ngành viên nén là cơ hội cho nhiều doanh nghiệp. Tuy nhiên, để xuất khẩu viên nén gỗ được cả về lượng và về giá, doanh nghiệp cần nắm bắt thông tin thị trường tốt và đáp ứng các đòi hỏi từ thị trường xuất khẩu.
Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại Habi cho biết, đã đầu tư sản xuất viên nén năm ngoái, khi thị trường bùng nổ nhu cầu lớn. Theo đại diện doanh nghiệp, giá bán viên nén lúc đó 3.500 đồng/kg, tuy nhiên sau đó giảm dần, có thời điểm giảm dưới 2.000 đồng/kg. Sức ép cạnh tranh lớn khiến giá cả biến động mạnh.
Ông Phạm Vũ Hà - Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại Habi cho biết: "Về thị trường, doanh nghiệp Việt Nam hiện đang phải cạnh tranh với các quốc gia khác, việc nghiên cứu và thông tin thị trường doanh nghiệp đang yếu".
Bên cạnh đó, ngành viên nén còn tồn tại những cơ sở sử dụng nguyên liệu hỗn tạp, kém chất lượng, cạnh tranh thiếu công bằng.
"Có những doanh nghiệp họ trộn nguyên liệu, khi đốt có mùi khét, ảnh hưởng môi trường. Chi hội viên nén mới được hình thành có vai trò quan trọng trong việc thu thập thông tin về các yêu cầu chất lượng của thị trường xuất khẩu để truyền tải tới các doanh nghiệp thành viên của mình", ông Tô Xuân Phúc - Chuyên gia phân tích chính sách, Tổ chức Forest Trends nói.
Xuất khẩu “phế phẩm” ngành gỗ đem về 800 triệu USD/năm.
Vấn đề lớn nhất để tăng giá trị viên nén đó là cần có đầy đủ chứng chỉ rừng cho sản lượng viên nén xuất khẩu.
Sản lượng nguyên liệu dùng để sản xuất ra mặt hàng viên nén gỗ hiện tại phụ thuộc rất nhiều vào ngành công nghiệp chế biến gỗ, do đó để đáp ứng được nhu cầu tăng trưởng của mặt hàng viên nén trong thời gian tới, các doanh nghiệp cần chủ động vùng nguyên liệu để đảm bảo cung ứng đầu vào cho sản xuất.
Hiện tại, diện tích rừng đã có chứng chỉ rừng được công nhận chỉ khoảng trên 430.000 ha, trên tổng diện tích khoảng 3,6 triệu hecta rừng trồng tại Việt Nam.
Ông Nguyễn Ba Duy - Phó Chủ tịch Chi hội Viên nén gỗ Việt Nam cho biết: "Chi hội đang khuyến khích thành viên trong chi hội là tự tạo vùng nguyên liệu cho mình bằng cách hỗ trợ bà con nông dân về trồng trọt".
Bên cạnh chứng chỉ quốc tế FSC đang được công nhận chung trên toàn cầu, ngành lâm nghiệp Việt Nam hiện đã phát triển hệ thống cấp chứng chỉ rừng trồng của Việt Nam. Đẩy nhanh việc cấp chứng chỉ rừng trồng sẽ có ý nghĩa lớn, tăng giá trị sản phẩm gỗ Việt Nam, trong đó có mặt hàng viên nén.
EU cấm nhập khẩu hàng hóa gây mất rừng: Ngành gỗ Việt Nam có chịu tác động? VTV.vn - Hội đồng châu Âu vừa qua đã thông qua một dự luật ngăn chặn việc nhập khẩu các mặt hàng gây mất rừng và suy thoái rừng. | Doanh nghiệp ngành gỗ “ăn đong” từng đơn hàng VTV.vn - Doanh nghiệp ngành gỗ đang trong tình trạng "ăn đong" từng đơn hàng. Nhiều doanh nghiệp thậm chí không có đơn hàng, phải cắt giảm lao động. | Dăm gỗ và viên nén - động lực xuất khẩu ngành gỗ VTV.vn - Mặt hàng dăm gỗ và viên nén vẫn là động lực xuất khẩu của ngành gỗ đầu năm 2023. |
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.60933030172903202-man-dsu-ueirt-008-ev-med-neik-ud-og-hnagn-mahp-ehp-uahk-taux/et-hnik/nv.vtv