Nhà máy Udokan được xây dựng trên mỏ đồng lớn nhất ở Nga, được các nhà địa chất Liên Xô phát hiện vào năm 1949.
Theo số liệu được công bố, nhà máy sẽ có khả năng khai thác tới 15 triệu tấn quặng đồng mỗi năm.
Đồng thời trong 5 năm nữa, giai đoạn thứ hai sẽ được triển khai, cho phép Udokan lọt vào top 10 nhà sản xuất đồng lớn nhất thế giới.
Hơn nữa trữ lượng của khu mỏ này, theo các chuyên gia, sẽ đủ cho 70 năm khai thác và sản xuất.
Báo chí Nga cho rằng nhận thấy mức độ cạnh tranh mà doanh nghiệp này có thể tạo ra cho các nhà sản xuất phương Tây trong tương lai, chính quyền Mỹ đã vội vàng thêm doanh nghiệp này vào danh sách trừng phạt.
Trong khi đó, đồng không chỉ cần thiết đối với phương Tây. Ngoài ra do kim loại này được sử dụng rộng rãi trong các thiết bị điện tử hiện đại, động cơ điện và dây cáp... cho nên nhu cầu về nó sẽ chỉ tăng lên.
Hiện tại 2.500 người đã làm việc tại nhà máy luyện kim và khai thác mỏ Udokan. Đồng thời trong tương lai, hàng nghìn việc làm khác sẽ được tạo ra ở đây và khoảng 20 nghìn công việc trong các ngành liên quan.
Nhưng trong trường hợp này, câu hỏi được đặt ra là tại sao Liên Xô không tiến hành khai thác khi trữ lượng dồi dào như vậy?
Câu trả lời đơn giản là khi đó họ tính toán không nhận thấy hoạt động trên mang tới lợi nhuận.
Ngoài ra khi đó không có cơ sở hậu cần tương ứng, hoạt động khai thác trên nền đất đóng băng vĩnh cửu và địa chấn phức tạp khiến dự án này chịu quá nhiều rủi ro.
Nhưng theo thời gian, đồng đã tăng giá nhiều lần và nhu cầu ngày càng cao. Bên cạnh đó, tuyến đường Baikal - Amur hiện nằm gần đó giải quyết được vấn đề hậu cần.
Cuối cùng, công nghệ hiện đại có thể khắc phục được các vấn đề nêu trên trong điều kiện khai thác khó khăn nhất.
Đó là lý do tại sao vào năm 2018, Nga bắt đầu xây dựng Nhà máy khai thác và luyện kim Udokan. Số tiền đầu tư vào dự án lên tới 160 tỷ rúp, được kỳ vọng sẽ mang lại nhiều lợi nhuận hơn trong tương lai.
Xem thêm: nhc.669759541729032881-auht-uihc-gnut-ox-neil-am-tahn-nol-gnod-om-caht-iahk-uad-tab-agn/nv.fefac