vĐồng tin tức tài chính 365

Ngân hàng Nhà nước hút về 90.000 tỷ đồng qua kênh tín phiếu

2023-09-29 03:16

Ngày 28/9, Ngân hàng Nhà nước hút về gần 20.000 tỷ đồng thông qua hoạt động đấu thầu tín phiếu. Đây là phiên thứ 6 liên tiếp nhà điều hành chào thầu tín phiếu, nâng số tiền hút khỏi thị trường liên ngân hàng lên 90.000 tỷ đồng.

Tín phiếu phát hành trong các đợt này đều có kỳ hạn 28 ngày, được chào bán theo phương thức đấu thầu lãi suất. Theo đó, thông tin về loại giấy tờ có giá này được chuyển đến cho các ngân hàng qua Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước để đăng ký đấu thầu. Ngân hàng trúng thầu sẽ nộp tiền mua tín phiếu cho Ngân hàng Nhà nước và hết kỳ hạn tín phiếu, được "trả gốc và lãi" tương tự như gửi tiết kiệm. Số tiền hút về qua kênh tín phiếu theo đó sẽ được bơm trả ra thị trường liên ngân hàng sau 28 ngày kể từ lúc phát hành.

Hoạt động bơm, hút tiền qua kênh tín phiếu là nghiệp vụ thông thường của Ngân hàng Nhà nước tác động đến lượng tiền trên thị trường liên ngân hàng (nơi các nhà băng cho vay lẫn nhau), không lưu thông trên thị trường dân cư. Lần gần nhất nhà điều hành hút tiền qua kênh tín phiếu là vào tháng 2 năm nay với tổng quy mô hút gần 400.000 tỷ đồng trong một tháng.

Sau động thái đấu thầu tín phiếu, mặt bằng lãi suất liên ngân hàng chưa thay đổi đáng kể. Lãi suất qua đêm VND vẫn ở mức thấp (0,16%), qua đó chênh lệch lãi suất VND và USD gần như không đổi so với trước khi Ngân hàng Nhà nước gọi thầu tín phiếu. Điều này theo giới chuyên gia, có thể cho thấy thanh khoản trên thị trường liên ngân hàng đang rất dồi dào.

Ông Nguyễn Khánh, chuyên gia nhiều năm làm việc trong lĩnh vực ngoại hối tại các ngân hàng, đánh giá việc hút tiền qua tín phiếu sẽ khiến một lượng tiền không lưu thông đi từ hệ thống ngân hàng thương mại vào Ngân hàng Nhà nước, không tác động xấu tới tỷ lệ thanh khoản của hệ thống ngân hàng thương mại hay thanh khoản thị trường. Việc hút tiền này không tác động tới thanh khoản chung hay cung cầu ngoại tệ mà chỉ gián tiếp tác động lên tỷ giá.

Việc hút tiền qua kênh tín phiếu theo giới chuyên gia có thể giảm bớt ảnh hưởng của hoạt động kinh doanh lãi suất, còn được gọi là "carry trade" khi chênh lệch lãi suất VND - USD duy trì ở mức cao 4-5 điểm %.

Nếu Ngân hàng Nhà nước liên tục thực hiện chào thầu tín phiếu tới khi hút hết tiền thừa không lưu thông, nhà điều hành sẽ tái kiểm soát lãi suất liên ngân hàng. Lãi suất tín phiếu sẽ trở thành lãi suất thấp nhất thị trường và có thể sử dụng như một công cụ gián tiếp ảnh hưởng lên tỷ giá. Qua đó, nhà điều hành có thể dễ dàng điều tiết thị trường hơn khi có biến động mạnh mà không gây ra cú sốc cho thị trường tiền tệ, ông Khánh phân tích.

Tuy nhiên, ông Khánh cũng lưu ý công cụ này chỉ có thể gián tiếp tác động tới tỷ giá trong điều kiện lượng tiền thừa được hút hết. Biện pháp hiệu quả hơn là can thiệp thông qua hoạt động mua bán (cung - cầu) trên thị trường.

Ngoài yếu tố khó lường về USD Index, tăng trưởng tín dụng cộng với đơn hàng nhập khẩu dự báo tăng trở lại vào những tháng cuối năm, theo ông Khánh có thể khiến tỷ giá chịu nhiều bất lợi hơn. Do đó, chuyên gia này nhận định Ngân hàng Nhà nước có khả năng vẫn phải bán USD trong những tháng còn lại 2023.

Còn theo Công ty chứng khoán Rổng Việt (VDSC), tỷ giá đang kiểm định lại vùng 24.500 đồng một USD và có thể giảm trở lại vào cuối năm 2023. Trong trường hợp chỉ số USD Index tăng mạnh lên 110 điểm, công ty chứng khoán này cho rằng nhà điều hành có thể phải can thiệp thông qua bán ngoại tệ và kiềm giữ tỷ giá ở mức này đến hết năm.

Quỳnh Trang

Xem thêm: lmth.2568564-ueihp-nit-hnek-auq-gnod-yt-000-09-ev-tuh-coun-ahn-gnah-nagn/ten.sserpxenv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Ngân hàng Nhà nước hút về 90.000 tỷ đồng qua kênh tín phiếu”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools