Một ngày trước khi bị khóa giao dịch, cổ phiếu Evergrande giảm 19% tại thị trường Hồng Kông (Trung Quốc). Phiên giảm hôm 27-9, nâng tổng mức lỗ lên tới 81% kể từ khi cổ phiếu Evergrande được giao dịch trở lại hồi cuối tháng 8 sau 17 tháng bị hoãn.
Với khoản nợ hơn 300 tỉ USD - gần bằng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Phần Lan - Evergrande là "điển hình" của cuộc khủng hoảng nợ trong lĩnh vực bất động sản Trung Quốc, vốn đóng góp đến 1/4 GDP cho nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới.
Chính quyền ra lệnh phá dỡ 39 tòa nhà do Tập đoàn Evergrande xây dựng ở tỉnh Hải Nam - Trung Quốc hồi năm ngoái Ảnh: REUTERS
Theo Reuters hôm 26-9, một nhóm chủ nợ lớn ở nước ngoài của Evergrande dự định kiện tập đoàn này, theo đó yêu cầu Evergrande thanh lý tài sản nếu không đưa ra được kế hoạch tái cơ cấu nợ mới trước cuối tháng 10 năm nay.
Ông Gary Ng, nhà kinh tế cấp cao tại Ngân hàng Đầu tư Natixis (Pháp), nhận định: "Hiện chưa rõ nguyên nhân ông Hứa bị quản thúc nhưng diễn biến mới này đã phá vỡ hy vọng tái cơ cấu nợ của Evergrande".
Chuyên gia này nhấn mạnh chưa từng có nhà phát triển bất động sản quá lớn nào tại Trung Quốc sụp đổ nên việc chính phủ đưa ra gói cứu trợ toàn diện là không khả thi.
Bắc Kinh đã triển khai một loạt biện pháp hỗ trợ mảng bất động sản trong những tuần qua, bao gồm cắt giảm lãi suất thế chấp.
Nhà chiến lược về thị trường Trung Quốc Redmond Wong tại Công ty Tài chính Saxo (Singapore) nhận định điều này có thể giúp ổn định thị trường nhà đất Trung Quốc ở một mức độ nào đó; tuy nhiên tình trạng dư cung nhà ở các thành phố cấp thấp kéo dài trong vài năm tới có thể châm ngòi nhiều vụ vỡ nợ, tái cơ cấu và thanh lý của các chủ đầu tư mất khả năng thanh toán.
Bất ổn trong lĩnh vực bất động sản tại Trung Quốc đã đè nặng lên tâm lý nhà đầu tư khiến hầu hết cổ phiếu châu Á giảm điểm trong phiên giao dịch hôm 28-9.
Xem thêm: nhc.588314380929032881-ednargreve-auc-mad-ma-ial-gnout/nv.fefac