vĐồng tin tức tài chính 365

Đột phá kinh tế biển trong thời kỳ hội nhập

2020-09-02 20:28

Kiên Giang là tỉnh có ngư trường khai thác thủy sản rộng hơn 63.000km2 với 200km bờ biển, hơn 140 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó Phú Quốc là đảo lớn nhất. Trong điều kiện mới, nhu cầu phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế đang đặt ra những áp lực rất lớn với các quốc gia, vị thế, vai trò của kinh tế biển càng được thể hiện rõ nét.

Tiềm năng tỉ lệ thuận với thử thách 

Kiên Giang nằm ở phía Tây Nam của Tổ quốc, có đường biên giới giáp ranh với Campuchia, Thái Lan và đang trở thành cửa ngõ quan trọng đối với thị trường ASEAN, đồng thời cũng là cửa ngõ giao lưu kinh tế, văn hóa với khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ. Năm 2019, kinh tế biển chiếm tỉ trọng 75% GRDP của tỉnh. 

Những ngành quan trọng trong kinh tế biển như ngành khai thác và nuôi trồng thủy sản, công nghiệp chế biến thủy sản, phát triển du lịch biển, đảo đều tăng trưởng.

Vùng biển Kiên Giang không chỉ là nơi giàu có về nguồn lợi thủy sản gồm nhiều loài cá, tôm và đặc sản quý, như: Đồi mồi, hải sâm, sò huyết, nghêu lụa, rau câu, ngọc trai, bào ngư… mà còn sở hữu nhiều danh lam thắng cảnh để phát triển ngành Du lịch biển đảo. Sự phát triển của du lịch biển đã góp phần mang lại những tác động tích cực cho nền kinh tế nói chung và kinh tế biển nói riêng, đóng góp quan trọng vào tổng giá trị kinh tế biển.

Tuy nhiên, còn khá nhiều vấn đề thử thách khi khai thác và sử dụng các tiềm năng lợi thế của biển. Vấn đề khi hội nhập là cần phát triển kinh tế biển đi đúng hướng bền vững, chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định. Mũi nhọn là đầu tư cho du lịch, dịch vụ theo xu hướng cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ là cơ hội và cũng là thách thức không nhỏ cho Kiên Giang.

Du lịch là mũi nhọn, Phú Quốc là động lực 

Mục tiêu quan trọng hiện nay là xây dựng Phú Quốc trở thành thành phố biển đảo đầu tiên của Việt Nam, là trung tâm du lịch và dịch vụ cao cấp của quốc gia và khu vực Đông - Nam Á. Việc đầu tư hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng, kết nối đồng bộ các khu đô thị, các khu dân cư, tái định cư, chỉnh trang đô thị, ổn định sinh kế của người dân sẽ từng bước hướng đến xây dựng Thành phố Phú Quốc văn minh, hiện đại, hài hòa và thân thiện. 

5 năm vừa qua, Phú Quốc đã hoàn thành 12 chương trình, dự án trọng điểm, nghị quyết chuyên đề. Trong đó, thương mại, dịch vụ ở huyện đảo tăng trưởng cao, gấp 2,37 lần so với đầu nhiệm kỳ. Kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội có chuyển biến rõ nét, nhất là hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng phục vụ du lịch ngày càng hoàn thiện, hệ thống cảng biển, cảng hàng không đủ tiêu chuẩn quốc tế đã tạo điều kiện kết nối giao thương trong nước và thế giới, tạo diện mạo mới cho đảo Phú Quốc.

Thu ngân sách giai đoạn 2015-2020 được 20.639 tỉ đồng, tăng gấp 2,22 lần so với đầu nhiệm kỳ. Môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện tốt hơn, thu hút hơn 140.000 tỉ vốn đầu tư toàn xã hội, nhất là thu hút được các tập đoàn kinh tế lớn đầu tư vào Phú Quốc. 

Nhiều công trình dự án mang tầm cỡ khu vực và quốc tế được triển khai xây dựng và đưa vào hoạt động, góp phần tích cực thúc đẩy kinh tế của Phú Quốc phát triển nhanh hơn. Hiện tại, Phú Quốc là huyện có số dự án đầu tư lớn nhất, chiếm 41,2% dự án của cả tỉnh với 321 dự án đầu tư. Tổng vốn đăng ký đầu tư hơn 340.000 tỉ đồng, chiếm 72,4% về số vốn của cả tỉnh. 

Đột phá để hội nhập 

Kiên Giang phấn đấu đến năm 2030, kinh tế biển chiếm 80% GRDP toàn tỉnh. Để thực hiện được mục tiêu trên, trong thời gian tới, mô hình phát triển kinh tế biển Kiên Giang cần thực hiện theo định hướng đẩy mạnh thu hút đầu tư trong và ngoài nước nhằm phát triển các ngành có lợi thế tiềm năng như du lịch biển đảo, dịch vụ cảng biển và kinh tế đảo.

Tạo cơ sở vững chắc cho sự phát triển các ngành nghề truyền thống như khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy sản. Ngoài Phú Quốc, các xã đảo Nam Du, Lại Sơn, Hòn Tre (Kiên Hải), Hòn Nghệ, Sơn Hải (Kiên Lương), Tiên Hải (Hà Tiên)... cũng đang dần trở thành điểm đến được nhiều người lựa chọn nên cần đầu tư đồng bộ và hoạch định cho kế hoạch dài hạn. 

Kinh tế biển Kiên Giang đã từng bước chuyển dịch theo hướng phát triển bền vững tạo nên một hiệu ứng mạnh mẽ trong toàn bộ nền kinh tế của tỉnh.

Ông Nguyễn Thanh Nghị - Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang - cho rằng: “Bên cạnh những kết quả tích cực từ kinh tế biển thì Kiên Giang vẫn cần quan tâm đến phát triển đi kèm bảo vệ và phát huy. Cần tạo đột phá từ các kế hoạch ngắn hạn, dài hạn, quan tâm đầu tư đúng cho môi trường và đời sống của nhân dân”.

Ông Nguyễn Thanh Nghị nhấn mạnh thêm, cần kiên quyết xử lý nghiêm các sai phạm gây ảnh hưởng kinh tế biển; cần thay đổi từ nhận thức đến hành động, tạo môi trường thông thoáng cho các nhà đầu tư đến với Kiên Giang. 

Kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội trên các đảo, đặc biệt là các đảo xa được đầu tư như đường sá, trường học, bệnh viện, các dịch vụ thông tin đã tạo cơ sở vững chắc cho người dân bám đảo, canh giữ chủ quyền biển đảo. Các đảo có người dân sinh sống có hạ tầng kinh tế, xã hội cơ bản đầy đủ, đặc biệt là điện, nước ngọt, thông tin liên lạc, y tế, giáo dục… Đời sống nhân dân các vùng ven biển tăng lên đáng kể so với mặt bằng chung của tỉnh. 

Định hướng phấn đấu để các khu kinh tế, khu công nghiệp và khu đô thị ven biển được quy hoạch, xây dựng theo hướng bền vững, sinh thái, thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng; có biện pháp phòng, tránh, ngăn chặn, hạn chế tác động của triều cường, xâm nhập mặn, xói lở bờ biển. Phát triển kinh tế biển Kiên Giang đang tạo ra những điều kiện về kinh tế, xã hội to lớn, góp phần quan trọng vào việc bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam.

Xem thêm: odl.514238-pahn-ioh-yk-ioht-gnort-neib-et-hnik-ahp-tod/et-hnik/nv.gnodoal

Comments:0 | Tags:No Tag

“Đột phá kinh tế biển trong thời kỳ hội nhập”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools