Trung tâm hội nghị tiệc cưới Crystal Palace đang được BIDV đấu giá - Ảnh: Crystal Palace
Cụ thể, BIDV cũng thông báo tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất và công trình xây dựng trên đất là Trung tâm hội nghị tiệc cưới Crystal Palace tại lô C17-1-2, phường Tân Phú, quận 7, TP.HCM với giá khởi điểm 356 tỉ đồng.
Trung tâm tiệc cưới này được xây trên khu đất rộng 2.675m2, thời hạn sử dụng đến năm 2058 gồm 2 tầng hầm, 8 tầng nổi và sân thượng.
Trước đó từ cuối năm 2019, trung tâm tiệc cưới này đã được rao bán trên mạng với giá 535 tỉ đồng, nếu thuê là 36 tỉ đồng/tháng.
Hàng loạt tài sản thế chấp từ nhà, xe, đến trung tâm tiệc cưới được ngân hàng dồn dập rao bán những ngày gần đây để kéo giảm tỉ lệ nợ xấu. Với tình hình dịch COVID-19 chưa chấm dứt như hiện nay, dự báo nợ xấu còn tăng ở những tháng cuối năm.
Ngân hàng VietinBank chi nhánh Bắc Ninh thông báo thanh lý 2 chiếc ôtô với giá khởi điểm trên 25 triệu đồng/chiếc. VietinBank Thái Bình cũng bán đấu giá một chiếc xe ôtô khách giường nằm 41 chỗ với giá khởi điểm 196 triệu đồng.
Trong khi đó, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) đấu giá quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại lô số 14, Công viên phần mềm Quang Trung, quận 12, TP.HCM, là tòa nhà của SaigonTech. Giá khởi điểm được ngân hàng đưa ra là 191 tỉ đồng.
Tuy nhiên việc rao bán các tài sản thế chấp có giá trị lớn không dễ dàng. Lướt qua mục rao bán tài sản thế chấp, thanh lý nợ của các ngân hàng có thể thấy hàng loạt tài sản được rao lần thứ 7, thứ 8, thậm chí thứ 10 mà vẫn chưa thể xử lý được.
Theo báo cáo phân tích ngành ngân hàng mà Công ty chứng khoán SSI vừa công bố, tính đến cuối tháng 6, tổng nợ tái cơ cấu toàn ngành theo thông tư 01 là 177.000 tỉ đồng, tương đương 2,1% tổng tín dụng.
Theo SSI, việc tái cơ cấu và tái phân loại nợ theo thông tư 01 đã giảm áp lực trích lập dự phòng của các ngân hàng. Tuy nhiên khi các chính sách này thay đổi thì sẽ khiến tỉ lệ nợ xấu của các ngân hàng tăng lên đáng kể.
Mới đây trong báo cáo gửi Ủy ban Kinh tế Quốc hội về tình hình xử lý nợ xấu của các ngân hàng trên địa bàn, UBND TP.HCM đã kiến nghị kéo dài thời gian thí điểm xử lý nợ xấu theo nghị quyết 42 đến hết năm 2025 vì quá trình xử lý nợ xấu khó khăn, cần thời gian dài hơn. Chưa kể vừa qua phát sinh dịch COVID-19 cũng làm ảnh hưởng một phần đến xử lý nợ xấu.
UBND TP.HCM cũng cho biết tổng nợ xấu xác định theo nghị quyết 42 đã xử lý từ tháng 8-2017 đến 31-5-2020 là 123.274 tỉ đồng và chủ yếu được xử lý theo phương thức thông thường (gồm đôn đốc khách hàng trả nợ và mua lại nợ xấu của VAMC). Việc xử lý nợ xấu thông qua thủ tục rút gọn không đáng kể.
Nguyên nhân chủ yếu do việc triển khai gặp nhiều vướng mắc do văn bản hướng dẫn các chính sách chưa đầy đủ.
TTO - Kết luận cuộc họp Ban chỉ đạo cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng chiều 27-7, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh các tổ chức tín dụng phải thực hiện mục tiêu kép, nghĩa là vừa phải xử lý nợ xấu và vẫn phải hỗ trợ sản xuất kinh doanh.
Xem thêm: mth.43904820230900202-it-653-aig-iov-ecalap-latsyrc-ahn-aot-nab-oar-vdib/nv.ertiout