“Khi tham gia vào chuỗi, doanh nghiệp sẽ “lớn” dần lên và làm chủ công nghệ, lúc đó chúng ta sẽ có những sản phẩm “Made by Viet Nam” (do Việt Nam sản xuất) chứ ko phải Made in Việt Nam” (sản xuất ở Việt Nam)” – ông Đỗ Nhất Hoàng nói.
Theo ông Đỗ Nhất Hoàng, có 3 cách để tăng cường thu hút vốn ngoại: Một là, phải có sự nâng cấp đồng bộ: Các doanh nghiệp phải tự nâng cấp, đối tác nâng cấp, nhà nước có chính sách để các doanh nghiệp nâng cấp.
Hai là, doanh nghiệp Việt Nam thực hiện mua vào các doanh nghiệp nước ngoài ở Việt Nam có công nghệ cao, có tham gia vào chuỗi.
Ba là, doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài, mua các công ty đã tham gia vào chuỗi, học hỏi công nghệ của họ, mang về nước để làm ra các sản phẩm "Made by Viet Nam". Để làm được điều này, Việt Nam cần nâng cao năng lực của các doanh nghiệp công nghiệp phụ trợ
“Chúng ta phải bắt tay vào thực hiện, chứ không thể loay hoay câu chuyện “quả trứng con gà”” – ông Đỗ Nhất Hoàng nêu ý kiến.
Chủ động nguồn nhân lực đón sóng đầu tư mới
Cũng theo ông Đỗ Nhất Hoàng, muốn đón được làn sóng chuyển dịch đầu tư từ nướ ngoài, điều quan trọng là phải có được nguồn nhân lực chất lượng cao, bao gồm quản lý cấp cao và lao động có tay nghề. Do đó, Bộ Giáo dục & Đào tạo và Bộ Lao động-Thương Binh & Xã hội (LĐTBXH) cần triển khai các chương trình liên kết đào tạo để đáp ứng được yêu cầu này.
Mặt khác, Bộ LĐTBXH xây dựng các trang web để liên kết, tập hợp được mạng lưới công nhân, tu nghiệp sinh từng lao động, học tập ở nước ngoài về. Đây là các đối tượng có nhiều kỹ năng, cần khai thác, sử dụng, không nên để lãng phí nguồn tài nguyên này.
Còn theo chuyên gia kinh tế cấp cao – TS Nguyễn Đình Cung – Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), có 2 điểm cần lưu ý: Thứ nhất, là cần có cái nhìn thực tiễn. Không nên quá mơ mộng mà quên đi rằng không phải tất cả các tỉnh đều có năng lực thu hút nguồn vốn đầu tư chất lượng cao, đầu tư công nghệ mới hiện đại. Hơn nữa, các nhà đầu tư cũng sẽ xem xét, nhìn nhận khả năng của từng địa phương chứ không thể đầu tư đại trà theo quy mô lớn.
Điểm thứ 2 là cần xem xét mặt bằng tại các địa phương. Để đưa các dự án có dòng vốn đầu tư công nghệ chất lượng cao vào, thì phải chuyển những dự án có chất lượng chưa cao đi nơi khác. Ví như vùng Đông Nam Bộ, mặt bằng chỉ có vậy, muốn có thêm các dự án lớn công nghệ cao thì có dời được những địa chỉ đầu tư trung bình đi nơi khác không?
Mặt khác, TS Nguyễn Đình Cung cũng cho rằng, điều đầu tiên các địa phương cần làm là vấn đề con người, không phải là chính sách. Cần đầu tư vấn đề con người có đủ trình độ, đứng đầu là các lãnh đạo địa phương để tìm kiếm đối tác, đàm phán, lôi kéo các nhà đầu tư hợp tác dài hạn.
"Đừng thấy địa phương khác làm gì rồi làm theo, mà phải nhìn vào thực tiễn điều kiện, khả năng của địa phương mình để đầu tư trúng và hiệu quả” – TS Nguyễn Đình Cung lưu ý.
Xem thêm: odl.453338-gnouhp-aid-cul-gnan-tex-mex-nac-iaogn-coun-ut-uad-tuh-uht/et-hnik/nv.gnodoal