Lượng truy cập vào các website bách hóa tăng hơn 41% sau 6 tháng đầu năm, số liệu này vừa được iPrice Group và SimilarWeb công bố. Bên cạnh đó, lượng truy cập vào các website ngành hàng mỹ phẩm và chăm sóc sức khỏe tăng 21%.
Ngược lại với bách hóa và các mặt hàng chăm sóc sức khỏe, ngành hàng thiết bị di động cũng giảm đến 13%. Ngành hàng thời trang giảm sâu hơn khi tổng lượng truy cập website giảm sâu 29% so với quý 1. Lý do những mặt hàng này giảm là nhu cầu tiết kiệm của người dân đã khiến các ngành hàng không thiết yếu, chịu thiệt hại.
Báo cáo cũng chỉ ra rằng bách hóa và thực phẩm tươi sống đang là hướng cạnh tranh dài hạn của các sàn thương mại điện tử khi mà thị trường này chứng kiến sự gia nhập của nhiều tân binh. Giữa tháng 4, Lazada triển khai cung cấp thực phẩm tươi sống, giao hàng nhanh trong 2 giờ. Đến tháng 5, Tiki cũng giới thiệu dịch vụ bán hàng tươi sống giao nhanh trong 3 giờ mang tên TikiNGON. "Cuộc đua bách hóa trực tuyến đang nóng hơn bao giờ hết", iPrice nhận định.
Số lượt truy cập vào các ứng dụng mua sắm trực tuyến tại Việt Nam đã đạt mức kỷ lục từ trước đến nay. (Ảnh minh hoạ: VTV.vn)
Cũng theo báo cáo của iPrice Group và App Annie, tổng số lượt truy cập vào các ứng dụng mua sắm trực tuyến tại Việt Nam đã đạt 12,7 tỷ lần, tăng 43% so với trước đó. Đây cũng là mức tăng trưởng cao nhất từ trước đến nay.
Với tốc độ tăng trưởng như hiện nay, Việt Nam xếp thứ 3 sau Philippines và Thái Lan Đồng thời cũng nằm trong top 3 quốc gia trong khu vực Đông Nam Á (chỉ sau Indonesia và Thái Lan) về tổng lượng truy cập các ứng dụng mua sắm trực tuyến, chiếm 19,5% thị phần toàn khu vực.
Dịch COVID-19 chính là bước ngoặc cụ thể để thương mại điện tử Việt Nam đẩy nhanh quá trình này. Người dân ở nhà nhiều hơn, nhu cầu giải trí trực tuyến tăng cao là điều kiện lý tưởng để các sàn thương mại điện tử áp dụng các tính năng mà họ đã thử nghiệm thời gian qua.
Cũng trong một nghiên cứu mới đây tại thị trường Việt Nam, Nielsen cho biết 57% người dân Việt Nam sẵn sàng sử dụng công nghệ thực tế ảo để tiếp cận với sản phẩm mới. Ngoài ra, có tới 43% người Việt nói sẽ sử dụng các app để điều hướng trong cửa hàng cho các sản phẩm và chương trình khuyến mãi. Điều này cho thấy tiềm năng tại thị trường Việt Nam là vô cùng lớn.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
Xem thêm: mth.51920800240900202-91-divoc-ohn-hnid-tad-man-teiv-iat-neyut-curt-mas-aum/et-hnik/nv.vtv