vĐồng tin tức tài chính 365

Kích cầu, chú ý thị trường 100 triệu dân

2020-09-05 08:01
Kích cầu, chú ý thị trường 100 triệu dân - Ảnh 1.

Sản xuất khuôn mẫu và sản phẩm nhựa kỹ thuật cao tại một công ty ở Q.7, TP.HCM - Ảnh: Q.ĐỊNH

Đó là những chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8-2020 diễn ra ngày 4-9.

Tăng trưởng năm nay có thể đạt 2-3%

Nhằm tạo tiền đề cho các hoạt động kinh tế - xã hội và phục hồi của 4 tháng cuối năm, Thủ tướng nhấn mạnh thông điệp không được chủ quan trước dịch bệnh nhưng cũng không thể đóng cửa, không lo sản xuất kinh doanh, việc làm cho người lao động.

Tín hiệu tích cực của nền kinh tế là có, bởi theo tạp chí The Economist, Việt Nam đứng trong top 16 nền kinh tế mới nổi thành công nhất thế giới. Một số định chế tài chính lớn nhận định nếu phấn đấu tốt, Việt Nam có thể tăng trưởng 2-3%. Bởi nhìn vào kết quả thực tế, nước ta đạt mức xuất siêu cao nhất trong 4 năm qua, xuất khẩu 8 tháng đạt trên 174 tỉ USD, tăng so với cùng kỳ 2019. Đặc biệt, khu vực kinh tế trong nước có kim ngạch xuất khẩu tăng 15,3%.

Lạm phát đang được kiểm soát tốt, giảm dần xuống dưới mức mục tiêu, song vẫn cần có phối hợp chính sách tiền tệ, tài khóa tốt hơn nữa. Giải ngân vốn đầu tư công duy trì đà tăng tích cực, tổng mức thực hiện 8 tháng đầu năm đạt hơn 250.000 tỉ đồng, tăng 30,4% so với cùng kỳ 2019.

Sức khỏe của nền tài chính Việt Nam được đánh giá tốt và hoàn toàn có thể vượt qua tác động của COVID-19, được xếp hạng 12/66 nền kinh tế mới nổi có nền tài chính khỏe mạnh. Nhiều hoạt động đối ngoại tích cực khi Việt Nam làm tốt vai trò chủ tịch ASEAN, ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc và chủ tịch AIPA.

Mặc dù vậy, Thủ tướng thẳng thắn nhìn nhận những thách thức, lớn nhất là tác động từ bên ngoài do dịch COVID-19 vẫn diễn biến khó lường. Căng thẳng thương mại vẫn leo thang, địa chính trị phức tạp, thiên tai, lũ lụt ảnh hưởng đến khả năng phục hồi kinh tế toàn cầu.

Kích cầu, chú ý thị trường 100 triệu dân - Ảnh 2.

Đồ họa: TẤN ĐẠT

Phát huy nội lực nền kinh tế

Tình hình trong nước dịch bệnh cơ bản kiểm soát. Tuy nhiên tiêu dùng còn chưa phục hồi. Sản xuất công nghiệp còn nhiều khó khăn. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài có tiến bộ, đạt được gần 20 tỉ USD nhưng có hiện tượng chững lại, giảm so với cùng kỳ 2019. Đặc biệt, hoạt động của doanh nghiệp tiếp tục gặp khó khăn, số việc làm tạo mới giảm 16,5%.

Bởi vậy, Thủ tướng nhấn mạnh cần điều hành chủ động, linh hoạt, hỗ trợ kích thích kinh tế nhưng phải bảo đảm ổn định vĩ mô, kiểm soát tốt lạm phát. Tiếp tục giảm lãi suất cho vay, kể cả các khoản nợ hiện có. Đẩy mạnh xuất khẩu gắn với phát triển mạnh thị trường trong nước. Kích cầu tiêu dùng nội địa, thu hút mạnh mẽ các nguồn vốn đầu tư xã hội, dòng vốn chuyển dịch.

Đặc biệt, Thủ tướng yêu cầu trong đại dịch, cần phải khắc phục các khiếm khuyết của nền kinh tế. Trong đó xác định chiến lược áp dụng kinh tế số, chiến lược số, cơ cấu lại quản trị, tổ chức lại sản xuất, đặc biệt là nông nghiệp, nông thôn. Bởi đây tiếp tục là trụ đỡ, van đệm trước các cú sốc.

Thủ tướng chỉ rõ việc chú trọng đẩy mạnh hơn xây dựng một nền kinh tế tự chủ, giảm phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu và chuỗi cung ứng ngoài nước. Muốn vậy, phải đề cao nội lực, chú ý thị trường nội địa với 100 triệu dân. Không chỉ chú ý đến doanh nghiệp vừa và nhỏ mà phải đặc biệt quan tâm đến những doanh nghiệp lớn, đầu đàn có khả năng dẫn dắt và lan tỏa.

Theo đó, Thủ tướng yêu cầu sớm sửa đổi thông tư 01 theo hướng mở rộng đối tượng, hỗ trợ và gia hạn thời gian hoãn, giãn nợ, nhưng tránh nợ xấu. Có chương trình hành động đẩy mạnh xuất khẩu, kích cầu thị trường nội địa; đẩy nhanh tiến độ giải ngân đầu tư công. Rà soát chặt việc mở chuyến bay thương mại, không để dịch lây lan.

Ông Nguyễn Đức Chung chiếm đoạt tài liệu liên quan vụ Nhật Cường

Chiều tối 4-9, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng đã tổ chức họp báo Chính phủ thường kỳ.

Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết dự kiến ngày 15-9 mở chuyến bay thương mại quốc tế trên nguyên tắc chỉ mở với các nước đã kiểm soát dịch tương đồng với Việt Nam, nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

Về vấn đề trên, ông Nguyễn Ngọc Đông - thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải - cho biết thêm từ 15-9 bộ có đề xuất bay kết nối với Trung Quốc, Nhật, Hàn Quốc, ngày 22-9 sẽ mở đường bay tới Đài Loan (Trung Quốc), Lào, Campuchia và 16 quốc gia đang xem xét kết nối. Đối tượng nhập cảnh là nhà ngoại giao, công vụ của hai quốc gia, công dân Việt Nam có nhu cầu về, chuyên gia trình độ cao đang thực hiện dự án.

Về vụ bắt tạm giam Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung, thiếu tướng Tô Ân Xô - chánh văn phòng kiêm người phát ngôn Bộ Công an - khẳng định hiện đã chứng minh ông Nguyễn Đức Chung có chiếm đoạt một số tài liệu bí mật và trong số các tài liệu này "có một số tài liệu liên quan đến vụ Nhật Cường".

Riêng với vụ Nhật Cường, Bộ Công an xác định 4 tội danh, trong đó tội buôn lậu thu lời bất chính 236 tỉ đồng, trốn thuế khoảng 30 tỉ đồng. Với gói thầu số hóa của Sở Kế hoạch và đầu tư Hà Nội, đã làm rõ hành vi vi phạm các quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng, thiệt hại 19,8 tỉ đồng. Với vụ án vi phạm quy định về quản lý sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí xảy ra tại UBND Hà Nội và các đơn vị liên quan, gây thất thoát cho Nhà nước khoảng 41 tỉ đồng. Những vụ việc trên đều có trách nhiệm của ông Nguyễn Đức Chung. (N.AN - THANH HÀ)

Việt Nam chia sẻ với Liên Hiệp Quốc về tình hình phục hồi kinh tế sau dịch COVID-19Việt Nam chia sẻ với Liên Hiệp Quốc về tình hình phục hồi kinh tế sau dịch COVID-19

TTO - Theo Bộ LĐ-TB&XH, trong tháng 5, trên 5.000 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 26,9%. Việt Nam trở thành một trong những quốc gia sớm phục hồi trong trạng thái bình thường mới.

Xem thêm: mth.89484630050900202-nad-ueirt-001-gnourt-iht-y-uhc-uac-hcik/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Kích cầu, chú ý thị trường 100 triệu dân”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools