vĐồng tin tức tài chính 365

Nữ sinh 11 năm chăm bố mắc Parkinson và ước mơ bác sĩ trắc trở

2020-09-05 19:48
Nữ sinh 11 năm chăm bố mắc Parkinson và ước mơ bác sĩ trắc trở - Ảnh 1.

Trần Thị Thu Uyên - lớp 12A2 Trường THPT Sơn Động số 1 - Ảnh: HỒNG QUÂN

Trần Thị Thu Uyên là học sinh lớp 12A2 Trường THPT Sơn Động số 1, nhà ở thôn Chào, xã Vĩnh An, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang. 

Trong kỳ thi THPT quốc gia 2020, em thi được 24,45 điểm khối B chưa cộng điểm ưu tiên, có khả năng đỗ một vài trường đại học khu vực phía Nam nhưng do hoàn cảnh gia đình khó khăn, em không biết phải làm sao để lo học phí cho những năm học sắp tới.

11 năm nuôi ý chí vượt lên nghịch cảnh

Khi nhắc đến việc học đại học sắp tới của Uyên, chị Nguyễn Thị Lâm - mẹ Uyên - nói: "Nhà mình hoàn cảnh khó khăn, thực sự khổ, ai bảo gì làm nấy, cố nuôi con để cho nó có tương lai, mình cũng nói với bà con giúp đỡ nhưng không biết lúc nào vì ai cũng khổ". 

"Giờ em chỉ mong đỗ đại học chuyên ngành y khoa để chữa bệnh cho bố cũng như những người đồng bào mắc bệnh hiểm nghèo miễn phí" - Uyên thổ lộ. "Bác sĩ", "chỉ bác sĩ thôi", "nhất định em phải đỗ bác sĩ để đạt mong ước sau này về chữa bệnh cho bố"… là những lời Uyên nhắc đi nhắc lại trong cuộc nói chuyện.

Nữ sinh 11 năm chăm bố mắc Parkinson và ước mơ bác sĩ trắc trở - Ảnh 2.

Những tập giấy khen từ những năm lớp cấp 1 của Uyên - Ảnh: HỒNG QUÂN

Bố Uyên bị mắc bệnh Parkinson từ năm 39 tuổi, nay đã 50 tuổi. 11 năm bố Uyên sống chung với căn bệnh quái ác là 11 năm khó khăn, có những đêm em phải thức trắng để vừa ôn bài vừa nắn bóp cho bố do cơn đau hành hạ. Sáng dậy, không có xe, Uyên đi bộ 2km đường đồi để tới trường.

"Không có thuốc cứng miệng thì bố em không thể nói được, thuốc này phải dùng trước khi ăn cơm 30 phút. Bác sĩ chỉ cho dùng thuốc cách nhau 3, 4 tiếng. Chân tay co cứng lại thì có thể ăn được cơm, sau 30 phút thì hết tác dụng" - Uyên tâm sự.

Nữ sinh 11 năm chăm bố mắc Parkinson và ước mơ bác sĩ trắc trở - Ảnh 3.

Không có thuốc, bố Uyên chỉ ú ớ mấy câu không rõ chữ, người co cứng nên không thể di chuyển, cử động nếu không có ai phụ giúp, chỉ ngồi một chỗ - Ảnh: HỒNG QUÂN

Cô học trò nghèo với ước mơ bác sĩ đầy trắc trở 

Cô Nguyễn Thị Hiền - phó hiệu trưởng Trường THPT Sơn Động số 1 - cho biết do địa bàn có khoảng 60% người đồng bào dân tộc như Tày, Nùng, Cao Lan… nên nhiều gia đình không có định hướng cho con. 

Đặc biệt, có những hộ cả cha mẹ đi xuất khẩu lao động vài năm mới về, con cháu đều do ông bà trông nom nên nhiều em thiếu tình thương, thầy cô phải "đóng vai" cha mẹ dạy dỗ.

"Trường hợp em Trần Thị Thu Uyên là một trường hợp đặc biệt, do đó nhà trường hỗ trợ dạy miễn phí học thêm, phụ đạo bên cạnh học phí chính khóa" - cô Hiền chia sẻ.

Thầy Cao Văn Tuyên - thầy giáo dạy môn hóa của Uyên - chia sẻ: "Suốt 3 năm học phổ thông Uyên học rất chăm chỉ, chịu khó nên thành tích học tập rất tốt. Nhưng hoàn cảnh đặc biệt, lại trùng với giai đoạn tâm sinh lý có nhiều thay đổi, tôi và các thầy cô cũng phải động viên, quan tâm rất nhiều để em theo được ước mơ bác sĩ".

Cô Nguyễn Thị Dung - cô giáo chủ nhiệm cũ, người "đồng hành" cùng Uyên từ những năm đầu lớp 10 - chia sẻ: "Vì hoàn cảnh gia đình, cuối năm lớp 10 em Uyên học hành sa sút. Khi đó, tôi cùng với thầy cô ban giám hiệu đã tìm hiểu nguyên nhân và động viên em rất nhiều vì chỉ có con đường học hành mới giúp em hoàn thành ước mơ".

Bên cạnh việc học, Uyên còn là thành viên tích cực của CLB Sách và hành động nên thầy cô, bạn bè rất quý mến. Niềm đam mê với sách khiến em tạm quên đi hoàn cảnh khó khăn phải trải qua hằng ngày.  

"Mỗi ngày trôi qua rất nhanh, sáng em phải dậy sớm để chăm sóc cho bố thay mẹ vì học ở trường những năm cuối cấp rất căng thẳng, nhiều hôm bài tập khó em lại chạy ra một góc ở trường đọc sách về người nổi tiếng để lấy động lực học tiếp, để đỗ được bác sĩ!" - Uyên thổ lộ. 

Ba nữ sinh đạt điểm 10 môn văn, sử: Tự học là chínhBa nữ sinh đạt điểm 10 môn văn, sử: Tự học là chính

TTO - Dù hoàn cảnh gia đình khó khăn, với niềm đam mê và nỗ lực tự học, hai nữ sinh ở miền Trung và miền Tây đã đạt được điểm số cao nhất môn văn và lịch sử.

Xem thêm: mth.83171944150900202-ort-cart-is-cab-om-cou-av-nosnikrap-cam-ob-mahc-man-11-hnis-un/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Nữ sinh 11 năm chăm bố mắc Parkinson và ước mơ bác sĩ trắc trở”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools