Căn cứ vào Bộ luật Lao động 2012 và Luật Việc làm 2013 hiện nay, người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động do dịch COVID-19 sẽ nhận được các khoản tiền sau đây:
Trợ cấp thôi việc
Điểm c Khoản 1 Điều 38 Bộ luật Lao động 2012 cho phép người sử dụng lao động được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp bất khả kháng, mà trong đó dịch bệnh được coi là một trong những trường hợp bất khả kháng.
Trong khi đó, Khoản 1 Điều 48 của bộ luật này cũng quy định khi chấm dứt hợp đồng lao đồng trong trường hợp trên, người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc cho người lao động, nếu người lao động làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên.
Mức hưởng trợ cấp thôi việc: Mỗi năm làm việc được trợ cấp nửa tháng lương.
Trợ cấp thất nghiệp
Căn cứ quy định tại Luật Việc làm 2013, người lao động đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây thì có thể nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc để được giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp:
Dịch COVID-19 đã và đang khiến nhiều doanh nghiệp lao đao. (Ảnh: NLĐ)
- Chấm dứt hợp đồng lao động, trừ các trường hợp: Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật; Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng;
- Đáp ứng điều kiện về thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp: Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hoặc có xác định thời hạn; Hoặc đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng.
Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp: 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 6 tháng liền kề trước khi thất nghiệp.
Tiền lương của những ngày đã làm việc chưa được thanh toán
Theo Khoản 2 Điều 47 Bộ luật Lao động 2012 quy định, trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên, trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.
Do đó, khi chấm dứt hợp đồng lao động, người sử dụng lao động có nghĩa vụ phải thanh toán đầy đủ tiền lương của những ngày người lao động đã làm việc nhưng chưa được nhận lương, các khoản phụ cấp, tiền thưởng... cho người lao động trong thời hạn 7 ngày kể từ khi hợp đồng lao động chấm dứt, trường hợp đặc biệt có thể kéo dài nhưng không quá 30 ngày.
Tiền lương những ngày chưa nghỉ phép năm
Theo quy định tại Điều 111 Bộ luật Lao động 2012, người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hàng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
- 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
- 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
Người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc cho người lao động, nếu người lao động làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên. (Ảnh minh họa: NLĐ)
- 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
Trường hợp người lao động do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hàng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hàng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.
Ngoài ra, người lao động còn có thể được hưởng khoản tiền hỗ trợ từ gói 62.000 tỷ đồng của Nhà nước theo tinh thần của Nghị quyết 42/NQ-CP. Tuy nhiên, hiện nay khoản tiền hỗ trợ này chỉ áp dụng đối với người lao động không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp và chỉ được hưởng trong tối đa 3 tháng, từ tháng 4/2020 đến hết tháng 6/2020.
VTV.vn - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội dự báo trong những tháng cuối năm, số lao động mất việc làm sẽ tăng.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
Xem thêm: mth.98890308060900202-ig-iol-neyuq-gnouh-coud-gnod-oal-iougn-91-divoc-iv-ceiv-tam/et-hnik/nv.vtv