Bị cáo Lê Đình Công trong phiên tòa sáng 7-9 - Ảnh: DANH TRỌNG chụp qua màn hình
Khoảng 9h sáng 7-9, phiên tòa xét xử sơ thẩm 29 bị cáo trong vụ đổ xăng làm chết 3 chiến sĩ công an xảy ra tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội được tiến hành. Trong phần làm thủ tục, nhiều luật sư có chung đề nghị triệu tập đại diện cơ quan công an, quân đội và cho biết đã gửi một số tài liệu kiến nghị công an điều tra lại vụ án.
Thẩm phán Trương Việt Toàn, chủ tọa phiên tòa cho biết đa số kiến nghị của luật sư liên quan đến việc HĐXX triệu tập một số người, trong đó có ông Nguyễn Đức Chung, chủ tịch UBND TP Hà Nội.
"Tuy nhiên xét thấy những người này không liên quan vụ án nên HĐXX không triệu tập" - chủ tọa thông tin.
Ngoài ra luật sư cũng đề nghị các kiểm sát viên dự bị, hội thẩm dự bị rời khỏi phòng xét xử. Chủ tọa cho rằng kiến nghị này không hợp lý, các kiểm sát viên và hội thẩm dự khuyết cần nắm bắt nội dung vụ án cũng như diễn biến phiên tòa để có thể thay thế bất cứ lúc nào.
Sau khi tạm dừng phiên tòa đề hội ý, chủ tọa cho biết về kiến nghị triệu tập Công an Hà Nội, do sáng nay trời mưa tắc đường nên đại diện công an đến muộn, hiện đã có mặt. Về yêu cầu Công an Hà Nội không điều tra vụ án này, theo HĐXX vụ án xảy ra trên địa bàn Hà Nội nên Công an Hà Nội điều tra là đúng quy định pháp luật.
HĐXX cho rằng các lực lượng quân đội không phải những người tiến hành tố tụng, tham gia tố tụng nên không cần triệu tập.
Về kiến nghị trả hồ sơ, nếu quá trình xét xử có diễn biến mới, thấy cần thiết sẽ xem xét.
Các bị cáo đều là những người trưởng thành, chịu trách nhiệm về hành vi của mình và để đảm bảo tình hình an ninh trật tự nên không cần thiết mời nhân thân các bị cáo. Về đề nghị triệu tập vợ ông Lê Đình Kình, quá trình xét xử thấy cần thiết sẽ triệu tập.
Phiên tòa kết thúc phần thủ tục chuyển sang phần xét hỏi.
Đại diện Viện kiểm sát công bố bản cáo trạng dài 51 trang.
Theo cáo trạng, đất cánh đồng Sênh ở xã Đồng Tâm (huyện Mỹ Đức) là đất quốc phòng, điều này đã được Thanh tra thành phố Hà Nội và Thanh tra Chính phủ kết luận.
Mặc dù biết điều này nhưng từ năm 2013, ông Lê Đình Kình (ở thôn Hoành, xã Đồng Tâm) đã cùng các ông Lê Đình Công, Nguyễn Viết Hiểu, Nguyễn Văn Tuyển và một số người tại xã Đồng Tâm thành lập "tổ đồng thuận" với mục đích chiếm lại đất đồng Sênh chia nhau.
Cáo trạng cũng nêu họ thường xuyên lôi kéo nhân dân khiếu kiện phức tạp về việc quản lý, sử dụng đất của chính quyền xã Đồng Tâm. Họ còn sử dụng mạng xã hội tuyên truyền đất đồng Sênh là của xã Đồng Tâm, kêu gọi người dân xã Đồng Tâm "đấu tranh để giữ đất".
Theo cáo trạng, khi biết thông tin Công an Hà Nội phối hợp Quân chủng phòng không - không quân (Bộ Quốc phòng) triển khai bảo vệ lực lượng thi công xây dựng tường rào sân bay Miếu Môn trên đất đồng Sênh, ông Lê Đình Kình đã cùng với các ông Lê Đình Công, Bùi Viết Hiểu và nhiều người khác góp tiền mua 10 quả lựu đạn, làm hàng chục chai bom xăng, mua tuýp sắt có gắn dao bầu... nhằm tấn công lực lượng chức năng.
Rạng sáng 9-1, khi lực lượng công an đến cổng làng thôn Hoành, xã Đồng Tâm (cách nhà ông Kình khoảng 50 mét) để bảo vệ mục tiêu theo kế hoạch thì Bùi Văn Niên và Lê Đình Quân đánh kẻng báo động.
Sau đó đã dùng gạch đá, bom xăng, dao bầu tấn công lực lượng công an khiến 3 chiến sĩ công an là anh Nguyễn Huy Thịnh, Phạm Công Huy, Dương Đức Hoàng Quân bị rơi xuống hố ở gần nhà ông Lê Đình Kình.
Lúc này ông Chức cùng Doanh đổ xăng xuống hố, châm lửa đốt. Hậu quả làm 3 chiến sĩ công an bị tử vong do ngạt khí và bị thiêu cháy.
Trong 25 người bị truy tố về tội giết người, các bị cáo Lê Đình Công (56 tuổi), Bùi Viết Hiểu (77 tuổi), Nguyễn Văn Tuyển (Tuyển "Cụt", 46 tuổi), Nguyễn Quốc Tiến (Tiến "Mạ", 40 tuổi) cùng ông Kình có vai trò chủ mưu, cầm đầu, trực tiếp giết người. Ông Kình đã chết nên bị đình chỉ điều tra.
TTO - 29 người bị đưa ra xét xử, trong đó có 25 người hầu tòa về tội giết người khiến ba cảnh sát hi sinh tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.
Xem thêm: mth.39460431170900202-gnuhc-cud-neyugn-gno-pat-ueirt-ihgn-ed-cab-aot-uhc-mat-gnod-na-uv/nv.ertiout