vĐồng tin tức tài chính 365

Những người vừa làm vừa lo mất việc

2020-09-07 12:42

Thuỳ An, 24 tuổi, giáo viên một trường mầm non ở quận Hà Đông (Hà Nội) tập đan lát từ sau khi có Covid-19. Thông qua người dì, mỗi tuần An có 1-2 đơn hàng. "Không nhiều khách nhưng em cứ làm, biết đâu sau này lại cần đến", cô nói.

Nhớ lại vài tháng trước khi dịch bệnh bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam, trường của An đóng cửa, quán ăn của mẹ không có khách, người bố tuổi đã lớn không dám chạy xe ôm, nên An thường mặc áo mưa trùm kín người, tay chân đều được trang bị găng, ủng, đi giao đồ ăn nhà làm. Việc bán hàng ăn qua mạng giúp gia đình cô tạm bợ duy trì cuộc sống trong lúc khó khăn.

Nay An và các đồng nghiệp đã được đứng lớp nhưng lo lắng dịch bệnh bùng phát và những tháng ngày trường đóng cửa vẫn ám ảnh. Thế nên cô vẫn đan cẩn thận từng sản phẩm. Cô còn tính đến phương án cả gia đình sẽ về quê trồng trọt, nếu phải nghỉ việc lần hai.

Công nhân làm việc trong một công ty may mặc ở KCN Tân Đô, Long An. Ảnh: Quỳnh Trần.

Công nhân làm việc trong một công ty may mặc ở KCN Tân Đô, Long An. Ảnh: Quỳnh Trần.

Chung cảnh ngộ, Linh, công nhân lâu năm tại doanh nghiệp dệt may ở khu công nghiệp Đồng Nai cũng đang vừa làm vừa lo mất việc. Đợt dịch đầu, công ty cho làm luân phiên bằng cách giảm giờ làm, nhưng từ khi dịch tái bùng phát, số ngày làm giảm hơn một nửa.

Tháng 8, Linh chỉ làm 2 tuần, số ngày nghỉ còn lại cô đi bán nước thêm cho một khu giải trí bình dân. Tuy nhiên, việc này chỉ có vào cuối tuần, khi khách đông người ta mới cần thêm người phụ. Thu nhập của Linh đã giảm hơn một nửa, còn 5-6 triệu đồng mỗi tháng nhưng cô vẫn cầm cự được. "Tôi chỉ lo thời gian tới, công ty không có đơn hàng mới và cho nghỉ luôn thì không biết xoay ra sao", cô nói.

Linh cảm của cô không phải không có cơ sở khi những báo cáo gần đây cho thấy, ngành dệt may đang rất thiếu đơn hàng. Tầm này mọi năm, các doanh nghiệp đã có việc cho cuối năm, thậm chí nửa đầu năm sau nhưng nay, một số mới được nhận đơn hàng theo tuần.

Minh Thy - nhân viên một nhà hàng tại Hà Nội cũng cho biết, nhà hàng của cô đang áp dụng biện pháp giảm giờ làm. Từ 8 tiếng một ngày, Thy và đồng nghiệp chỉ được làm 4 tiếng, lương giảm 60%, còn 2-4 triệu mỗi tháng. Trước dịch, nhà hàng này mỗi ngày đón gần 250 khách, bây giờ, số khách chỉ còn 70-90 người.

Chủ của Thy không có ý định cắt giảm nhân sự nhưng một nửa nhân viên chủ động nghỉ để tìm một công việc ổn định hơn. "Họ khá giỏi ngoại ngữ. Một số người còn có chứng chỉ kế toán, tin học", Thy kể về những đồng nghiệp dám đi tìm việc mới. Còn cô vẫn chưa có ý định gì cho việc này.

Ông Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch HĐQT Tổng công ty May Hưng Yên cho biết, các doanh nghiệp may không muốn sa thải nhân viên. Để một lao động lành nghề, ông ước tính trung bình doanh nghiệp phải đào tạo dần trong 3-5 năm.

Để có thêm đơn hàng, giữ việc cho người lao động, các doanh nghiệp may như của ông đã chấp nhận giảm 20-30% đơn giá gia công dù biết chắc chắn bị lỗ. Bên cạnh đó, chủ doanh nghiệp cũng giảm giờ làm, chia ca, để mỗi công nhân đều có việc, thu nhập dù ít, dù nhiều.

Tương tự, một doanh nghiệp may da giày tại Bình Tân (TP HCM) có số công nhân lớn cũng cho biết, từ khi xảy ra đợt dịch thứ hai, các đơn hàng đã liên tục giảm 50-60%. Song song đó, công ty đang tìm các đơn hàng nhỏ, lãi thấp để tạo việc làm cho nhân viên.

Nhìn nhận đợt dịch thứ hai tiếp tục đẩy doanh nghiệp vào khó khăn nhưng ông Phạm Xuân Hồng, Chủ tịch Hội may thêu đan TP HCM cho rằng tỷ lệ sa thải lao động bớt ồ ạt hơn đợt đầu tiên nhờ họ cố gắng giữ chân nhân viên để chờ dịch bệnh được kiếm soát tốt, đơn hàng tăng trở lại trong quý IV.

Theo số liệu thống kê mà hiệp hội có được, nhóm doanh nghiệp FDI có tỷ lệ lao động thất nghiệp ở đợt này khoảng 20% trong quý III, còn doanh nghiệp trong nước chiếm khoảng 5-7%. Thế nhưng, với tình trạng giảm thu nhập như hiện nay, theo ông Hồng, những tháng cuối năm sẽ có nhiều lao động nghỉ việc vì thu nhập không đủ nuôi sống gia đình.

Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội của Tổng cục Thống kê cũng cho thấy, ảnh hưởng của Covid-19 lên thị trường lao động đang ngày càng rõ nét. Tỷ lệ thất nghiệp quý II ở khu vực thành thị cao kỷ lục trong 10 năm. Sang đầu quý III, ước tính gần 31 triệu người mất việc, giảm thu nhập do dịch.

Các chỉ số vĩ mô cho thấy kinh tế Việt Nam chưa suy thoái, nhưng người lao động vẫn cảm thấy họ có thể trở thành "nạn nhân" kế tiếp của thất nghiệp vì sự bất định của đại dịch.

Tỷ lệ thất nghiệp được dự báo tăng ít nhất đến cuối năm nay, theo nhận định từ Bộ Lao động, Thương binh & Xã hội. Sự cải thiện tình trạng này phụ thuộc vào sự phục hồi kinh tế của các quốc gia khác cũng như chính sách thúc đẩy kinh tế của Chính phủ. Trong kịch bản xấu nhất, mỗi tháng dự kiến có 60.000-70.000 người Việt mất việc, tập trung chính ở các lĩnh vực như du lịch, hoạt động dịch vụ lưu trú, ăn uống, chế biến chế tạo.

Hỵ vọng ánh sáng sẽ xuất hiện trong quý IV nhưng đại diện May Hưng Yên cho rằng không loại trừ khả năng dịch bùng phát mạnh, công ty sẽ phải cho công nhân nghỉ nếu đơn hàng tiếp tục khan hiếm hoặc về 0. "Trường hợp bất đắc dĩ không có đơn hàng nữa, công ty mới buộc phải thông báo cho người lao động nghỉ để họ tìm việc mới hoặc được nhận trợ cấp", ông nói.

Dự báo thời gian tới, chuyên gia kinh tế Phùng Đức Tùng đánh giá, lao động Việt Nam trong những tháng cuối năm sẽ đối mặt với tình trạng sa thải nhiều hơn vì ngành dịch vụ, đặc biệt là du lịch chưa phục hồi. Trong khi đó, doanh nghiệp đã cạn kiệt nguồn chi trả cho lao động và phá sản cũng như giảm quy mô gia tăng.

Ngoài ra, theo ông Tùng, kinh tế thế giới đang suy thoái, các nước nhập khẩu chính của Việt Nam đều có tăng trưởng âm trong quý II nên các đơn đặt hàng, đặc biệt là ngành dệt may, giày da 6 tháng cuối năm sẽ giảm lớn, lao động trong 2 ngành này cũng có nguy cơ cao bị mất việc.

Với bất động sản (thu hút lao động giản đơn), ông Tùng cho rằng cũng bị suy giảm khiến lực lượng trong ngành này bị mất việc nhiều. "Ngành nông nghiệp có lẽ là ngành duy nhất ít bị tác động bởi Covid-19 trong 6 tháng cuối năm", ông dự báo.

Phương Ánh - Hồng Châu

Xem thêm: lmth.2636514-ceiv-tam-ol-auv-mal-auv-iougn-gnuhn/ten.sserpxenv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Những người vừa làm vừa lo mất việc”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools