Đại dịch COVID-19 đã tấn công hầu hết các nền kinh tế trên thế giới. Các biện pháp giãn cách xã hội được các quốc gia thực hiện nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh càng làm suy giảm sức mua của người dân và ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển chung của các nền kinh tế.
Điều này đã được nhận thấy rõ từ những khó khăn mà nền kinh tế Indonesia đang trải qua. Tính đến tháng 8/2020, chỉ số giảm phát của Indonesia ghi nhận ở mức 0,05%, so với 0,10% trong tháng 7/2020.
Theo chuyên gia kinh tế Indef Bhima Yudhistira của Indonesia, trong điều kiện hiện kinh tế hiện nay của Indonesia, hiện tượng giảm phát còn đáng sợ hơn lạm phát gấp nhiều lần, bởi giảm phát cho thấy người dân đang kìm hãm chi tiêu hoặc nghiêm trọng hơn, thu nhập thường xuyên của người dân suy giảm và họ không còn tiền để chi tiêu cho các nhu cầu thiết yếu hàng ngày. Trong bối cảnh đó, lượng tiêu thụ hàng hóa cũng bị ảnh hưởng. Hoạt động sản xuất và cung cấp hàng hóa gần như ngưng trệ do nhu cầu giảm sút.
Người dân đeo khẩu trang và thực hiện giãn cách xã hội phòng lây nhiễm COVID-19 tại Jakarta, Indonesia, ngày 27/7/2020. Ảnh: THX/TTXVN.
Trong bối cảnh hiện nay, nền kinh tế Indonesia đã chứng kiến mức tăng trưởng âm trong quý II/2020. Vậy nên, chính phủ đưa ra quyết định trên với hy vọng sẽ khuyến khích người dân, đặc biệt là giới công chức, đẩy mạnh chi tiêu, mua sắm sau thời gian bị ảnh hưởng bởi chính sách hạn chế xã hội quy mô lớn trên toàn quốc. Nhờ đó, tăng trưởng kinh tế có thể được tạo đà trong quý III/2020 khi chi tiêu hộ gia đình đóng góp tới 75% vào nền kinh tế Indonesia.
Chi tiêu hộ gia đình là động lực chính của nền kinh tế Indonesia, chiếm khoảng 75% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này. Vì vậy, nếu tình trạng giảm phát tiếp tục kéo dài đến cuối năm 2020, Indonesia có nguy cơ rơi vào suy thoái kinh tế.
Theo đánh giá của Bộ trưởng Bộ Tài chính Indonesia, bà Sri Mulyani, tăng trưởng kinh tế của Indonesia trong quý III/2020 sẽ chỉ ở mức 0% nếu không muốn nói là tăng trưởng âm. Trong khi đó, tăng trưởng trong quý II/2020 là -5,32%. Như vậy, việc nền kinh tế Indonesia rơi vào khủng hoảng là khó có thể tránh khỏi.
Cũng theo nhận định của bà Sri Mulyani, tăng trưởng kinh tế năm 2020 của Indonesia sẽ trong khoảng từ -1,1% đến 0,2%. Hai chìa khóa chính có thể cứu nền kinh tế nước này thoát khỏi bờ vực suy thoái là phải kích thích thành công lĩnh vực tiêu dùng hộ gia đình và lĩnh vực đầu tư. Điều này đòi hỏi Chính phủ Indonesia nỗ lực hơn nữa, huy động mọi nguồn lực quốc gia để sớm đưa nền kinh tế ổn định trở lại.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
Xem thêm: mth.75971246170900202-et-hnik-iaoht-yus-cuv-ob-ned-aisenodni-yad-gnad-tahp-maig/et-hnik/nv.vtv