vĐồng tin tức tài chính 365

Bao giờ kinh tế Việt Nam vượt Thái Lan và Indonesia?

2020-09-09 01:40

Ông C.K. Tong, Tổng giám đốc BW Industrial Development JSC cho biết, Việt Nam đã được nhiều nhà đầu tư để ý đến, bất chấp có dịch COVID-19 hay không. "Việt Nam dù có COVID-19 hay không vẫn giữ vị trí thuận lợi để đón làn sóng Trung Quốc + 1", ông nói.

Nhận định trên được ông đưa ra tại buổi đối thoại với các chuyên gia, đối tác quốc tế tại Hội nghị trực tuyến chuyên sâu về Việt Nam thảo luận các chiến lược để tối ưu cơ hội đầu tư vào Việt Nam sau đại dịch COVID-19 với chủ đề "Việt Nam-ngôi sao đang lên".

Bao giờ kinh tế Việt Nam vượt Thái Lan và Indonesia? - Ảnh 1.

Hội nghị trực tuyến chuyên sâu về Việt Nam thảo luận các chiến lược để tối ưu cơ hội đầu tư vào Việt Nam sau đại dịch COVID-19 thu hút sự tham dự của lãnh đạo của nhiều doanh nghiệp quốc tế đến từ châu Á, châu Âu và Hoa Kỳ.

Nhóm các nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới

Ông C.K.Tong cũng nhấn mạnh Việt Nam có năng lực để sản xuất nhiều sản phẩm phức tạp, hàm lượng công nghệ cao. Bằng chứng là Samsung đang sản xuất phần lớn điện thoại ở Việt Nam, thậm chí là những mẫu điện thoại mới nhất.

Lực lượng lao động Việt Nam có thể sản xuất những thiết bị cao cấp nhất là điều không phải băn khoăn, nghi ngờ. "Kinh tế Việt Nam sẽ vượt qua Thái Lan, Indonesia, Philippines trong những năm tới", ông Tong nhận định.

Nhìn vào những con số thực tế cho thấy, trong khi đại dịch COVID-19 khiến nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á là Indonesia tăng trưởng âm 5,32%, nền kinh tế thứ nhì Đông Nam Á là Thái Lan còn chứng kiến mức tăng trưởng giảm hơn 12% trong quý II, thì Việt Nam vẫn tăng trưởng dương mức 0,36% so với cùng kỳ năm trước.

Bloomberg dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ đạt 2,8% trong năm nay. Trong khi đó, con số của các nền kinh tế ASEAN khác đều rất ảm đạm. Dự báo GDP Thái Lan sụt tới 6%, Singapore giảm 5,7%, Malaysia lao dốc 3,9%, Philippines và Indonesia hạ lần lượt 3,5% và 1%.

Về triển vọng năm 2021, nhóm chuyên gia Bloomberg nhận định nền kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng mạnh mẽ nhất ASEAN với mức tăng GDP 8,1%. Đứng sau là Philippines với 7,5%, Malaysia 5,7%, Indonesia 5%, Singapore 4,8% và cuối cùng là Thái Lan 4%.

Có thể thấy, sau 3 thập niên đổi mới, Việt Nam đã trở thành nền kinh tế có quy mô xuất khẩu đứng thứ 22 trên thế giới. Trong ASEAN, dân số Việt Nam đứng thứ 3, nhưng quy mô kinh tế đứng thứ 6.

Đặc biệt, Hiệp định Thương mại tự do và Hiệp định bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA và EVIPA) đã hoàn tất sẽ góp phần giúp GDP của Việt Nam tăng mức mức bình quân 2,18-3,25% (năm 2019-2023); 4,57-5,30% (năm 2024-2028) và 7,07-7,72% (năm 2029-2033).

Ở cấp độ khu vực, ASEAN đang cố gắng xúc tiến hoàn tất đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) để tiến tới ký kết trong năm 2020. Nếu được ký kết, Hiệp định này sẽ tạo ra khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới.

TS Chayodom Sabhasri, Khoa Kinh tế thuộc Đại học Chulalongkorn (Thái Lan) nhấn mạnh: "Kinh tế Việt Nam đang thuộc nhóm tăng trưởng nhanh nhất thế giới.

Gần đây, rõ ràng, đầu tư nước ngoài trực tiếp của phương Tây đã chuyển từ một số thành viên ASEAN sang Việt Nam. Đầu tư của Nhật Bản ở Thái Lan năm 2020 cũng đã chuyển hướng sang Việt Nam. Chắc chắn, Việt Nam sẽ sớm theo kịp các thành viên hàng đầu ASEAN".

Bao giờ kinh tế Việt Nam vượt Thái Lan và Indonesia? - Ảnh 2.

Nhiều ý kiến nhận định rằng kinh tế Việt Nam đang thuộc nhóm tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Ảnh: Quốc Tuấn

TS Chayodom Sabhasri cũng chỉ ra rằng, Việt Nam có nhân công trẻ, chăm chỉ, có năng lực, trong khi một số thành viên ASEAN đã bước vào giai đoạn dân số già hóa. Trong khi đó, Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết Chỉ số Vốn con người (HCI) của Việt Nam hiện xếp thứ 48 trên 157 quốc gia và vùng lãnh thổ, đứng thứ hai ở ASEAN, chỉ sau Singapore.

Đặc biệt, dân số Việt Nam dự kiến sẽ tăng lên 120 triệu vào năm 2050. Hiện nay, 70% dân số có độ tuổi dưới 35, với tuổi thọ trung bình gần 76 tuổi, cao hơn những nước có thu nhập tương đương trong khu vực. Theo WB, tầng lớp trung lưu đang hình thành, hiện chiếm 13% dân số và dự kiến sẽ lên đến 26% vào năm 2026.

"Như tôi từng nhận định trước đây, chúng ta cần quan tâm khả năng kinh tế Việt Nam sẽ hơn chúng tôi sau 20 năm nữa. Các yếu tố tích cực chính của Việt Nam là người dân cần cù sự cải thiện trong hệ thống giáo dục và chính phủ ổn định", TS. Chayodom Sabhasri nói.

Cùng quan điểm, GS.TS Patarapong Intarakumnerd thuộc Viện nghiên cứu Chính sách Quốc gia (National Graduate Institute for Policy Studies, GRIPS), Tokyo (Nhật Bản) phân tích: "Nếu nhìn mức tăng trưởng của 5 năm vừa qua, Việt Nam tăng nhanh hơn cả Malaysia và Thái Lan. Việt Nam có lợi thế về lao động rẻ hơn nhưng có kỹ năng tốt, thị trường lớn, ổn định chính trị, mạnh về các môn học STEM, hạ tầng cơ sở đang cải thiện".

Việt Nam cũng được cho là đang đuổi nhanh trong các lĩnh vực mà Thái Lan từng làm tốt như điện tử, thủy hải sản, dệt may.

Đồng thời, nhà đầu tư Thái Lan cũng thấy có cơ hội tốt để đầu tư vào Việt Nam. "Hiện nay, họ đã và đang bỏ tiền nhiều vào nông nghiệp, bán sỉ - lẻ, khách sạn, thiết bị ô tô… ở Việt Nam", TS. Patarapong Intarakumnerd nhấn mạnh.

Không thể lạc quan tếu

Tuy nhiên, các chuyên gia cũng chỉ ra, những điểm được cho là lợi thế của Việt Nam cũng sẽ mất dần trong thời gian tới. Ví dụ như chi phí lao động tăng theo thời gian, những thay đổi công nghệ sẽ giảm bớt lợi thế của chi phí lao động giá rẻ.

Bên cạnh đó nền kinh tế với độ mở lớn của Việt Nam sẽ phụ thuộc và chịu tác động bởi những bất ổn trong chuỗi giá trị toàn cầu. Thái Lan cũng đã chứng kiến thiệt hại từ hiện tượng "bong bóng tài sản" và tham nhũng.

Bên cạnh đó, thiếu liên kết giữa việc thu hút đầu tư nước ngoài và nâng cấp công nghệ, không đủ sức ép và sự hấp dẫn để các hãng nước ngoài nâng cấp đầu tư công nghệ, chuyển từ lắp ráp lên thiết kế, nghiên cứu và phát triển…cũng là những rào cản tới đây.

TS Bùi Ngọc Sơn, Viện Kinh tế và Chính trị thế giới nhiều lần nhấn mạnh, không thể lạc quan tếu trong sự thu hút dòng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam so với các đối thủ đáng gờm như Indonesia.

Indonesia đang có nhiều lợi thế khi dân số là 250 triệu dân gấp 3 lần so với Việt Nam, điều này tạo ra lượng nhân công cạnh tranh, số lượng lớn. Mặt khác, số lượng người trong tầng lớp trung lưu và thượng lưu của Indonesia cũng cao hơn Việt Nam rất nhiều, là thị trường tiềm năng cho nhiều mặt hàng.

Ngoài ra, Indonesia sở hữu nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú khi có nhiều loại khoáng sản như than, dầu mỏ. Nước này cũng có diện tích rừng rậm nhiệt đới lớn. Chính phủ Indonesia cũng rất cởi mở trong việc thu hút đầu tư, đưa ra nhiều chính sách ưu đãi thuế cho doanh nghiệp nước ngoài.

"Về logistics thì Indonesia không hơn Việt Nam nhưng các nhà đầu tư lại ưa thích Indonesia hơn vì họ có thể sử dụng hệ thống logistics của Singapore ngay bên cạnh và cũng nằm ngay eo biển Maloca rất thuận lợi", TS Bùi Ngọc Sơn nói.

Tuy nhiên, ông Sơn đánh giá cơ sở hạ tầng của Indonesia lại phức tạp do đất nước này chia cắt bởi quá nhiều hòn đảo. Một số nơi khá phát triển, nhưng một số nơi thì lại lạc hậu. Ngược lại, Việt Nam có hạ tầng phát triển đều hơn.

Nói vậy không phải là hết. Các chuyên gia bày tỏ lạc quan cho rằng chúng ta có thể khắc phục được những tồn tại hạn chế nói trên nếu Chính phủ tiếp tục quyết liệt thực thi các chính sách tái cấu trúc nền kinh tế.

Theo đó, nhìn một cách khái quát, GDP và thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam thấp là do lạm phát cao và đầu tư kém hiệu quả. Trong 3 năm gần đây, Việt Nam đã đưa lạm phát xuống mức tương đương khu vực.

Chính phủ cũng đang quyết liệt cổ phần hoá các DNNN, tái cơ cấu đầu tư công. Thời điểm trước đại dịch COVID-19, Việt Nam có đà tăng trưởng GDP ấn tượng. Điều này cho phép chúng ta lạc quan hơn về tiến trình đuổi kịp các nước trong khu vực.

Như vậy, phải khẳng định rằng, điều quan trọng không phải là mất bao lâu để Việt Nam tăng trưởng kinh tế vượt Thái Lan, Indonesia, Philippines hay bất cứ nền kinh tế nào, mà đòi hỏi trên hết phải là vượt qua chính mình, gỡ vướng những rào cản về thể chế và thực thi nội tại, biến những tiềm năng thành sức mạnh, phát triển doanh nghiệp – xương sống của nền kinh tế và tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

"Kinh tế Việt Nam sẽ hồi phục vào năm 2021. Việt Nam cần phải cải cách mạnh mẽ hơn để giúp kinh tế phục hồi trong trung hạn, như cải thiện môi trường kinh doanh, thúc đẩy kinh tế số, nâng cao hiệu quả đầu tư công", đại diện WB nhận định.

Xem thêm: mth.21342106180900202-aisenodni-av-nal-iaht-touv-man-teiv-et-hnik-oig-oab/nv.ahos

Comments:0 | Tags:No Tag

“Bao giờ kinh tế Việt Nam vượt Thái Lan và Indonesia?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools