Các nhà phân tích của Morgan Stanley dự đoán, đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc tiếp tục gia tăng có thể thúc đẩy việc sử dụng đồng Nhân dân tệ và khiến nó trở thành đồng tiền dự trữ lớn thứ 3 trên thế giới chỉ sau USD và đồng Euro trong thập niên tới.
Theo báo cáo, đồng Nhân dân tệ hiện chiếm khoảng 2% dự trữ ngoại hối toàn cầu, nhưng nó có thể tăng lên từ 5 - 10% vào năm 2030, vượt qua đồng Yen Nhật và Bảng Anh.
Dữ liệu từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho thấy, tỷ trọng đồng Nhân dân tệ trong dự trữ ngoại hối toàn cầu đã tăng gấp đôi kể từ khi nó được đưa vào rổ tiền tệ dự trữ chủ chốt của IMF hồi tháng 10/2016. Khi đó, tỷ trọng của đồng Nhân dân tệ là 1% và hiện là 2,02%. Các đối thủ chính của đồng Nhân dân tệ, gồm đồng Yen Nhật (JPY) và Bảng Anh (GBP), có tỷ trọng lần lượt là 5,7% và 4,43%. Hiện, đồng USD vẫn chiếm vị thế độc tôn trong dự trữ ngoại hối toàn cầu, với tỷ trọng 62%, và hơn 20% là đồng EUR.
Theo ước tính, đồng Nhân dân tệ có thể đạt từ 5 - 10% tài sản dự trữ vào năm 2030. (Ảnh: Reuters)
Được biết, Chính phủ Trung Quốc đã tăng cường nỗ lực để cho phép nhiều tổ chức tài chính nước ngoài hơn vào thị trường trong nước. Ngày càng nhiều nhà đầu tư nước ngoài cũng đang chuyển sang thị trường Trung Quốc vì tiềm năng thu được lợi nhuận tương đối cao hơn so với các khu vực khác.
Dự báo dòng vốn FDI trong giai đoạn 2021 - 2030 sẽ đạt 200 - 300 tỷ USD mỗi năm. Tính đến cuối năm 2019, có khoảng 70 ngân hàng trung ương trên khắp thế giới nắm giữ Nhân dân tệ trong dự trữ ngoại hối, tăng từ mức 60 ngân hàng vào cuối năm 2019.
Đáng chú ý, Morgan Stanley vẫn giữ nguyên quan điểm tích cực về đà tăng của đồng Nhân dân tệ trong dự trữ ngoại hối toàn cầu, bất chấp tác động của đại dịch COVID-19 đối với nền kinh tế Trung Quốc cũng như phần còn lại của thế giới. Lý do để Morgan Stanley đưa ra dự báo này nằm ở chỗ các thay đổi trong động lực kinh tế của Trung Quốc sẽ đòi hỏi quốc gia này trở thành nước nhập khẩu vốn.
Anh Đặng
VTV
Xem thêm: nhc.72895150180900202-ioig-eht-3-uht-nol-urt-ud-neit-gnod-hnaht-ort-es-et-nad-nahn/nv.zibefac