Nam nữ người lao động tại Sở Văn hóa - thể thao Thừa Thiên Huế mặc áo dài trong buổi chào cờ sáng thứ hai đầu tiên của tháng 9 - Ảnh: PHAN THANH HẢI
Áo dài nữ Việt Nam thì rất nổi tiếng và ai cũng yêu thích. Nhưng tôi chưa nhìn thấy áo dài nam của đàn ông Việt. Dẫu vậy, tôi ủng hộ mọi sáng kiến bảo vệ và thúc đẩy văn hóa truyền thống.
Ông Paolo Epifani (phó đại sứ Ý tại Việt Nam)
Theo đó, bắt đầu từ thứ hai ngày 7-9, sở đã triển khai cho toàn thể cán bộ công chức, người lao động mặc áo dài truyền thống khi đi làm việc.
Sở sẽ áp dụng quy định mặc áo dài truyền thống vào ngày thứ hai đầu mỗi tháng, đây là ngày tổ chức lễ chào cờ tập trung kết hợp giao ban đơn vị và tặng hoa chúc mừng sinh nhật các thành viên có sinh nhật trong tháng.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Phan Thanh Hải, giám đốc Sở Văn hóa - thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế, cho biết việc triển khai toàn thể nam nữ cán bộ công chức, người lao động của sở mặc áo dài chỉ là mới thử nghiệm.
Theo ông Hải, ngành văn hóa hiện nay chưa có trang phục truyền thống như ngành quân đội, công an... nên việc chọn một bộ trang phục truyền thống của cha ông làm trang phục của ngành mặc khi đi làm đầu tuần cũng là điều dễ hiểu.
Hiện sở chỉ triển khai việc mặc áo dài chủ yếu cho cán bộ, nhân viên làm việc ở bộ phận văn phòng, hành chính, những người chủ yếu làm việc ở cơ quan. Còn với lực lượng nhân viên làm việc ở hiện trường, lái xe... thì không áp dụng.
Sở cũng chỉ yêu cầu mặc áo dài truyền thống vào thứ hai đầu mỗi tháng (tức mỗi tháng 1 lần) và các dịp lễ.
"Việc nhân viên Sở Văn hóa - thể thao tỉnh mặc áo dài nhằm nhắc nhở cho thế hệ sau không quên trang phục truyền thống của dân tộc, vừa là tiên phong quảng bá hình ảnh áo dài Việt Nam. Nhiều quốc gia trên thế giới cũng đang khuyến khích người dân mặc trang phục truyền thống khi đi làm như Malaysia, Indonesia..." - ông Hải nói.
Sở Văn hóa - thể thao Thừa Thiên Huế là đơn vị được UBND Thừa Thiên Huế giao nhiệm vụ nghiên cứu và triển khai đề án Huế - Kinh đô áo dài Việt Nam.
Việc triển khai cho cán bộ công chức của sở mặc áo dài đi làm là việc làm tiên phong nhằm phục hồi truyền thống mặc áo dài Việt xưa.
Hiện sở này cũng đang tích cực chuẩn bị tổ chức Ngày hội áo dài, dự kiến sẽ thực hiện sau khi Việt Nam tuyên bố khống chế thành công dịch COVID-19.
Trước đó, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã vận động cán bộ, người dân là nữ trên địa bàn mặc áo dài đi làm vào đầu tuần.
Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế cũng đã có nhiều chương trình như miễn vé cho phụ nữ mặc áo dài vào tham quan các di tích thuộc quần thể di tích cố đô Huế, nhằm vận động người dân mặc áo dài xưa.
Họa sĩ Nguyễn Đức Bình - chủ nhiệm Trung tâm Hỗ trợ phát triển áo dài ngũ thân truyền thống - cho biết: "Tôi thấy ý tưởng của Huế quá hay, một sự cố gắng rất lớn và thiết thực để tôn vinh di sản áo dài mà khó nơi nào làm được, một nỗ lực để đưa Huế thành kinh đô của áo dài. Áo dài ngũ thân của nam giới rất đẹp và tiện lợi.
Những người phản đối nó, thấy nó bất tiện cho cuộc sống hiện đại ngày nay chỉ vì họ lâu nay chỉ nhìn thấy áo dài nam cách tân, áo dài bị sân khấu hóa mà chưa thấy, chưa mặc áo dài ngũ thân đúng nghĩa áo dài truyền thống từ thời Nguyễn của đàn ông Việt.
Trong bối cảnh chiếc áo dài nam hiện đang bị làm sai lệch quá xa tà áo của người Việt thì nỗ lực đưa tà áo ngũ thân trở lại đời sống của Sở Văn hóa - thể thao Thừa Thiên Huế càng nhiều ý nghĩa.
Không hề thùng thình, vướng víu, ngược lại áo dài ngũ thân nam có những tính năng sử dụng giúp thể hiện được cốt cách kín đáo, khiêm nhường, giản dị của người đàn ông Việt trước người đối diện.
THIÊN ĐIỂU ghi
TTO - Sở Văn hóa, thể thao Thừa Thiên Huế vừa triển khai cho toàn thể cán bộ công chức, người lao động của sở mặc áo dài truyền thồng trong ngày thứ hai đầu tuần mỗi tháng.
Xem thêm: mth.33702509090900202-meihgn-uht-iom-ihc-iad-oa-cam-euh-o-aoh-nav-ob-nac/nv.ertiout