Ngành thủy sản cũng đã "thấm đòn" khi chịu tác động không nhỏ, tiêu thụ thủy sản giảm, xu hướng tiêu dùng thay đổi. Cùng với đó, giãn cách xã hội khiến sản xuất trong nước và thương mại quốc tế đình trệ, doanh nghiệp bị thiếu nguyên liệu chế biến, vận tải và thanh toán khó khăn dẫn đến thiếu vốn để duy trì và phục hồi hoạt động…
Tuy nhiên, với sự nỗ lực của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp đầu ngành đã góp phần đưa ngành vượt qua khó khăn, khôi phục hoạt động sản xuất đã mang lại những kết quả khả quan đối với ngành hàng này trong những tháng gần đây. Kết quả hoàn toàn khả quan khi tình hình tiêu thụ tôm đặc biệt tăng mạnh trong tháng 6, tháng 7. Điều này dự báo một bức tranh xuất khẩu tôm cho giai đoạn cuối năm sẽ đủ gam màu tươi tắn hơn.
Việc đẩy mạnh hoạt động sản xuất nhưng phải luôn đảm bảo an toàn dịch bệnh, tránh dịch bùng phát trở lại chính là điều mà tất cả các doanh nghiệp, người dân cần chú trọng lúc này.
Là đơn vị nắm giữ 30% thị phần cung cấp tôm giống cả nước, Tập đoàn Việt – Úc không ngừng phấn đấu, duy trì và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, đảm bảo có đủ nguồn giống chất lượng cho người nuôi, nhưng vẫn không quên việc đảm bảo an toàn dịch bệnh trong và ngoài công ty, đặc biệt khi gặp gỡ với khách hàng, giúp an tâm trong hoạt động kinh doanh, sản xuất. Bên cạnh đó, Việt – Úc còn nỗ lực chung tay cùng cộng đồng với tinh thần "tương thân, tương ái", hỗ trợ các địa phương chống dịch bằng việc tài trợ khẩu trang y tế, đây là món quà không chỉ có giá trị tinh thần mà còn rất thiết thực để giúp bà con cùng chống dịch.
Cùng xem qua hành trình chung tay chống dịch Covid-19 của tập đoàn Việt – Úc tại đây.
Ánh Dương
Theo Nhịp Sống Kinh Tế
Xem thêm: nhc.80655025190900202-91-divoc-yab-ioht-yat-gnuhc-cu-teiv/nv.zibefac