vĐồng tin tức tài chính 365

TBKTSG số 37-2020: Nan giải thu thuế kinh doanh qua mạng

2020-09-09 16:04

TBKTSG số 37-2020: Nan giải thu thuế kinh doanh qua mạng

Tòa soạn TBKTSG

(TBKTSG Online) –  Đại dịch Covid một mặt gây những gãy đổ cho nền kinh tế, mặt khác tạo cú hích cho kinh tế số phát triển. Kết quả khảo sát của Bộ Công Thương cho thấy mạng xã hội đang là kênh tiếp thị phổ biến nhất, vượt cả kênh bán hàng qua trang web hay ứng dụng di dộng và đặt ra những vấn đề mới về quản lý nhà nước đối với lĩnh vực này.

Phan Nhật - tác giả bài viết tựa đề Làm sao quản được bán hàng qua livestream hay marketplace? trên TBKTSG sáng mai (10-9) - cho biết Bộ Công Thương đã có tờ trình đề nghị thay đổi quy định tại Nghị định 52/2013 về thương mại điện tử. Theo tác giả, nghị định này tuy đã được sửa đổi, bổ sung năm 2018 nhưng tiếp tục được duy trì ngay cả khi Bộ Công Thương đã mở rộng phạm vi tầm soát từ trang web qua ứng dụng trên thiết bị di động. “Việc nhận diện và bổ sung các hoạt động thương mại điện tử dưới hình thức cung ứng dịch vụ xuyên biên giới vào diện quản lý là cần thiết”, tác giả viết.

Ở bài Quản lý thuế cần lời giải khả thi, tác giả Trần Thanh Nguyên nhận định: ngay khi Luật Quản lý thuế mới đã đưa ra nguyên tắc kê khai và tính thuế đối với doanh nghiệp nước ngoài có kinh doanh thương mại điện tử hoặc kinh doanh dựa trên nền tảng số ở Việt Nam thì việc thực thi thuế trên thực tế vẫn tiếp tục đối diện nhiều thách thức.

Còn theo tác giả Trương Trọng Hiểu trong bài Tìm cơ sở thuế mới trước cơn lốc platform, kinh tế nền tảng (platform) có xu hướng lấn át kinh tế truyền thống và trong việc thu thuế đối với loại hình mới mẻ này, ngành thuế trong thế “nắm đằng lưỡi”.

Các đề tài thời sự khác trên cùng số báo:

Ưu tiên hàng đầu: việc làm (mục Ý kiến): Các biện pháp hỗ trợ đối phó dịch Covid nên đặt mục tiêu cụ thể là duy trì việc làm cho người lao động, cùng với doanh nghiệp trả lương công nhân. Ở khu vực phi chính thức cần phát huy vai trò của mạng lưới hành chính địa phương.

Gói hỗ trợ lần 2: vì an cư, lạc nghiệp! (Hữu Đạo): Nếu tinh thần của gói hỗ trợ lần 1 là “một miếng khi đói bằng một gói khi no” thì gói hỗ trợ lần 2 được kỳ vọng là “an cư lạc nghiệp”.

Thâm hụt thương mại với Trung Quốc thu hẹp, vì đâu? (Triêu Dương): Kết quả giảm nhập siêu từ Trung Quốc đã phần nào đóng góp vào con số thặng dư thương mại hàng hóa của Việt Nam.

Xuất khẩu vào EU ít có khả năng đột biến (Nguyễn Đình Bích): Hiện tại, không có nhiều hy vọng Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU giúp xuất khẩu của việt Nam tăng đột biến.

Bốn tháng còn lại xoay xở thế nào! (Nguyễn Duy Nghĩa): Theo kế hoạch, bốn tháng cuối năm phải xuất khẩu được 27 tỉ đô la mỗi tháng. Đây là mục tiêu rất khó so với thực đạt trong tám tháng đầu năm chỉ ở mức 21,5 tỉ đô la/tháng.

Hiểu thế nào về “chủ ý hạ thấp giá trị tiền đồng?” (Ngô Quốc Thái): Bộ Tài chính Mỹ đánh giá Việt Nam chủ ý hạ thấp giá trị tiền đồng so với đô la Mỹ khoảng 4,7% trong năm 2019. Song, việc quyết định hàng Việt Nam có bị đánh thuế đối kháng hay không lại thuộc về Bộ Thương mại Mỹ, tùy theo bộ này có đồng ý với đánh giá của Bộ Tài chính Mỹ hay không.

Thị trường bảo hiểm chuyển mình với dịch vụ phụ trợ? (TS. Võ Đình Trí): Các văn bản quy phạm pháp luật mới về hoạt động kinh doanh bảo hiểm lần đầu tiên quy định về dịch vụ phụ trợ bảo hiểm - một cấu phần quan trọng của thị trường bào hiểm.

Doanh nghiệp nhựa hưởng lợi từ giá dầu! (Linh Trang): Triển vọng kinh doanh ổn định, tình hình tài chính lành mạnh và cổ tức cao là những nhân tố khiến cổ phiếu ngành nhựa có sức hấp dẫn.

Ngành ngân hàng - thách thức ở thì tương lai (Thụy Lê): Các cổ phiếu ngân hàng trở thành động lực đẩy chỉ số VN-Index chinh phục trở lại mốc 900 điểm. Song, có thể thấy các ngân hàng đang ghi nhận nợ xấu theo một lộ trình giãn ra thay vì dồn lại trong thời điểm này.

Nhiều ngân hàng có thể “lỡ hẹn” niêm yết trong năm 2020 (Đăng Linh): Chính phủ đưa ra hạn cuối cho các ngân hàng niêm yết, đăng ký giao dịch trên thị trường chính thức là năm 2020. Trước những diễn biến chưa thực sự thuận lợi, các ngân hàng sẽ phải tính toán lại thời điểm niêm yết hoặc chuyển sàn giao dịch.

Ai đẩy giá cổ phiếu công nghệ Mỹ: cá voi, cá con và quỹ ETF! (Hồ Quốc Tuấn): Các cổ phiếu của Apple, Amazon, Tesla, Microsoft đã rớt giá mạnh trong những ngày đầu tháng 9. Vào thời điểm thị trường rớt, người ta bắt đầu nhận ra đâu là những thế lực đẩy giá cổ phiếu công nghệ lên… mức “trên cung trăng”!

Sự kiểm soát của Luật Chứng khoán và Luật Cạnh tranh đối với M&A (LS. Trương Hữu Ngữ): Có hai nhóm quy định trong Luật Chứng khoán ảnh hưởng lớn đến giao dịch M&A là về chào bán riêng lẻ và chào mua công khai. Còn Luật Cạnh tranh thì có nhiều quy định điều chỉnh các giao dịch M&A (còn gọi là tập trung kinh tế).

Khi đại học nghĩ mình là nơi bán hàng… (Lê Vĩnh Triển): Nếu chỉ phục vụ thị trường và xem người học như những khách hàng, các trường đại học sẽ dễ đặt sự quan tâm vào khía cạnh tài chính mà quên đi một khía cạnh vô cùng quan trọng là tự chủ học thuật.

Ngược xuôi trong chuỗi giá trị toàn cầu (Đình Mạnh): Tỷ trọng hàng xuất khẩu của Việt Nam được các nước nhập về và sử dụng như nguyên liệu đầu vào ngày càng giảm, trong khi tỷ trọng nhập nguyên vật liệu đầu vào để sản xuất ra sản phẩm tiêu dùng cuối cùng ngày càng tăng. Chúng ta đang tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu theo kiểu liên kết ngược.

Cơ hội cho nhiều “tay chơi” mới trong ngành chăm sóc sức khỏe (Minh Anh): Dịch Covid khiến người dân lo lắng, quan tâm hơn tới sức khỏe dẫn tới nhu cầu trên thị trường thay đổi, thu hút nhiều “tay chơi” tham gia cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

Thành viên độc lập HĐQT là ai? - Góc nhìn từ Luật Doanh Nghiệp 2020 (LS. Kiều Anh Vũ): Trong khi chờ đợi luật pháp sửa đổi, hoàn thiện quy định về thành viên độc lập HĐQT, các công ty cần quy định những nội dung phù hợp trong điều lệ công ty trong phạm vi không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

Nghĩ từ hình ảnh quốc kỳ Việt Nam trên tòa nhà cao nhất thế giới (Nguyễn Văn Mỹ): Hình ảnh quốc kỳ Việt Nam phủ trên tòa nhà cao nhất thế giới ở Dubai là ý tưởng PR “trên cả tuyệt vời” cho cả đôi bên.

Người trồng cao su liệu có “dễ thở” hơn? (Phú Li): Nửa đầu năm 2020, mức tiêu thụ cao su toàn cầu giảm tới 15,7% so với cùng kỳ năm 2019. Tuy khó có sự bứt phá, song giá mặt hàng này trong những tháng tới được cho là sẽ khởi sắc hơn.

Để áp dụng thành công trí tuệ nhân tạo (Huỳnh Kim Tôn): Áp dụng trí tuệ nhân tạo (AI) cần đầu tư nhiều vào nguồn lực con người chứ không chỉ về công nghệ.

Tạo nhân lực cho kinh tế số (Hoàng Việt): Sự trân trọng của xã hội dành cho Gen Z không phải vì họ là một lớp người tiêu dùng mới, mà quan trọng hơn, họ sẽ đi tiên phong và tạo sự bùng nổ kinh tế số cho đất nước.

Xã hội hóa y tế: Miếng bánh của bệnh nhân nghèo bị cắt xén (BS. Võ Xuân Sơn): Bệnh viện Bạch Mai chắc chắn không phải là cá biệt trong việc nâng khống giá trang thiết bị y tế. Nếu không thay đổi chính sách xã hội hóa y tế, nguồn lực công dành cho người nghèo sẽ ngày càng bị cắt xén.

Xã hội hóa xấu xa? (Sơn Tùng): Bản thân xã hội hóa không xấu xa. Sự xấu xa nếu có được tạo ra từ các thành phần tham gia bao gồm cả “người nhà nước” liên quan.

“Dạy học” là dạy học sinh biết cách tư duy (Lê Hữu Huy): Một nền giáo dục chất lượng không đơn thuần là đạt điểm số cao ở các kỳ thi mà còn phải giúp học sinh trở thành người biết tư duy.

Chuẩn bị về hưu (Phạm Thị Ngọc Thanh): Ở các nước văn minh, các quan chức trước khi làm nhà lãnh đạo hay nhà quản lý đều đã có nghề riêng, khi buông tay vẫn có nghề chuyên môn để hoạt động mà không cần phải bám lấy… nghề lãnh đạo!

Các tản văn Phố xá sẽ ngày càng tươi đẹp (Vũ Thị Huyền Trang); Nồng ấm tình người (Nguyễn Thị Ngọc Tuyết).

Trang Kinh tế thế giới:

Các ngân hàng Trung Quốc đối mặt với sức ép lớn (Song Thanh): Vào thời điểm cần thiết trong đại dịch Covid thì các ngân hàng Trung quốc – chỗ dựa cho hàng triệu người dân và doanh nghiệp nước này – lại cho thấy những dấu hiệu cảnh báo đỏ.

Nhà đầu tư nhỏ lẻ: khi những tay mơ chơi chứng khoán (Lạc Diệp): Nhà đầu tư nhỏ lẻ đang thống trị mọi nơi, từ các thị trường chứng khoán hàng đầu thế giới cho tới các thị trường mới nổi.

Covid-19 vừa thúc đẩy vừa thử thách chính phủ điện tử (Nguyễn Vũ): Covid -19 làm tê liệt bộ máy cung cấp dịch vụ hành chính công ở nhiều nước. Đây cũng là dịp buộc các nước đẩy mạnh xây dựng chính phủ điện tử.

Xoay chuyển chiến lược đối phó dịch Covid-19 (Thư Kỳ): Đang có một sự xoay chuyển trong cách các nước đối phó với đại dịch Covid khi mà cách đóng sập toàn bộ hoạt động xã hội tỏ ra quá đắt đỏ và không có hiệu quả lâu dài.

Mời bạn đọc đón xem!

Xem thêm: lmth.gnam-auq-hnaod-hnik-euht-uht-iaig-nan-0202-73-os-gstkbt/730803/nv.semitnogiaseht.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“TBKTSG số 37-2020: Nan giải thu thuế kinh doanh qua mạng”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools