vĐồng tin tức tài chính 365

Các công ty Mỹ ở Trung Quốc phớt lờ lời kêu gọi về nước của ông Trump, nếu đi, Đông Nam Á là điểm đến hàng đầu

2020-09-09 21:11

Bloomberg dẫn khảo sát của AmCham Thượng Hải cho biết, chỉ 4% trong số hơn 200 doanh nghiệp được Phòng Thương mại Mỹ tại Thượng Hải khảo sát cho biết họ sẽ chuyển các hoạt động sản xuất từ Trung Quốc về Mỹ. 75% số doanh nghiệp khác cho biết họ hoàn toàn không có ý định chuyển hoạt động sản xuất ra khỏi Trung Quốc trong khi 14% cho biết họ có ý định chuyển một số hoạt động sang các quốc gia khác. 7% còn lại cho biết có kế hoạch chuyển hoạt động sang các địa điểm khác ở Trung Quốc.

"Đông Nam Á là điểm đến phổ biết nhất. Chắc chắn không phải là Mỹ", Ker Gibbs, Chủ tịch AmCham Thượng Hải, cho biết về điểm đến của các doanh nghiệp muốn chuyển dịch sản xuất ra khỏi Trung Quốc.

Ngoài ra, khảo sát cũng cho thấy một cái nhìn bi quan về tương lai mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc. 26,9% số người được hỏi cho rằng căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ kéo dài vô thời hạn, tăng mạnh so với mức 16.9% của năm ngoái. 22,5% nghĩ rằng căng thẳng thương mại giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ kéo dài từ 3 đến 5 năm, tăng từ con số 12,7% của năm 2019.

Tuy nhiên, Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đưa ra lời đe dọa mới nhất nhằm vào các doanh nghiệp Mỹ, bỏ quê hương. "Chúng tôi sẽ áp đặt thuế quan đối với các công ty bỏ Mỹ để mang lại việc làm cho Trung Quốc và các quốc gia khác", ông Trump tuyên bố.

Tuy nhiên, Amcham Thượng Hải cũng nhận thấy hầu hết các công ty không có kế hoạch cắt giảm quy mô việc làm ở Trung Quốc. Thậm chí, 2/3 trong số đó còn có kế hoạch duy trì hoặc gia tăng số lao động. Trong khi đó, 29% số doanh nghiệp có kế hoạch cắt giảm nhưng chủ yếu là do đại dịch.

Trong khi đó, các nhà kinh tế của Bloomberg nói rằng sự căng thẳng của Trung Quốc và Mỹ sẽ chấm dứt dòng chảy thương mại và công nghệ, vốn đóng vai trò thúc đẩy tiềm năng tăng trưởng. Nó sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng GDP của Trung Quốc xuống 3,5% vào năm 2030, giảm so với dự báo 4,5%.

Hiện nay, Chính quyền Trump đang nhắm mục tiêu vào các công ty Trung Quốc, chẳng hạn như Huawei Technologies Co. Hồi tháng 8, ông Trump đã ký một lệnh hành pháp, đe dọa cấm cửa WeChat của Trung Quốc. Đây là ứng dụng phổ biến thuộc sở hữu của Tencent Holdings Ltd. có trụ sở tại Thâm Quyến. Nó góp phần đẩy mạnh một xã hội không tiền mặt của Trung Quốc.

Lệnh hành pháp của ông Trump sẽ có hiệu lực vào ngày 20/9, thời điểm mà Bộ Thương mại Mỹ dự kiến sẽ công bố phạm vi của lệnh cấm. Gibbs cho biết, các thành viên của AmCham Thượng Hải đang lo lắng việc áp dụng rộng rãi lệnh cấm có thể khiến họ bị cắt đứt với các phương tiện thanh toán phổ biến ở Trung Quốc.

"Điều này có thể khiến các khách hàng Trung Quốc tìm đến các đối thủ của chúng tôi, những doanh nghiệp không phải của Mỹ. TikTok chỉ là thứ gì đó như đồ chơi còn WeChat đã ăn sâu vào hệ sinh thái kinh doanh của Trung Quốc", Chủ tịch AmCham Thượng Hải cho biết.

Các doanh nghiệp Mỹ ở Trung Quốc lúc này đều hy vọng Bộ Thương mại Mỹ sẽ áp dụng hạn chế lệnh cấm ở Mỹ và cho phép các công ty Mỹ có thể sử dụng nó ở Trung Quốc. Tuy nhiên, hiện nay, vẫn chưa có gì rõ ràng.

Tham khảo: Bloomberg

Xem thêm: nhc.17612327190900202-uad-gnah-ned-meid-al-a-man-gnod-id-uen-pmurt-gno-auc-coun-ev-iog-uek-iol-ol-tohp-couq-gnurt-o-ym-yt-gnoc-cac/nv.fefac

Comments:0 | Tags:No Tag

“Các công ty Mỹ ở Trung Quốc phớt lờ lời kêu gọi về nước của ông Trump, nếu đi, Đông Nam Á là điểm đến hàng đầu”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools