vĐồng tin tức tài chính 365

Luồng vốn Nhật Bản không còn mãi tập trung vào Hà Nội và TPHCM

2020-09-10 16:16

Luồng vốn Nhật Bản không còn mãi tập trung vào Hà Nội và TPHCM

Lan Nhi

(TBKTSG Online) - Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, các doanh nghiệp Nhật Bản đang có xu hướng đầu tư ra các địa phương khác thay chỉ vì tập trung tại Hà Nội và TPHCM như trước.

Ảnh minh họa hoạt động sản xuất tại một doanh nghiệp vó vốn đầu tư của Nhật Bản. Ảnh: TTXVN

Nhằm hỗ trợ hiệu quả cho các khu công nghiệp Việt Nam và tìm kiếm cơ hội đầu tư từ các doanh nghiệp Nhật Bản, Cục xúc tiến thương mại (Bộ Công thương) và Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản JETRO đã cùng các địa phương như Vĩnh Phúc, Quảng Ninh và Nghệ An tổ chức buổi hội thảo và giao thương trực tuyến “Kết nối đầu tư Việt Nam - Nhật Bản 2020” với sự tham gia của hàng trăm doanh nghiệp hai nước.

Theo đánh giá của các chuyên gia tại hội thảo, thị trường Việt Nam có tiềm năng lớn trong việc thu hút các doanh nghiệp Nhật Bản đến mở rộng sản xuất kinh doanh. Từ các doanh nghiệp, tập đoàn lớn đến các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Nhật Bản đều tăng cường xúc tiến đầu tư vào Việt Nam. Các doanh nghiệp Nhật đang có xu hướng đầu tư ra các địa phương khác thay vì chỉ tập trung tại Hà Nội và TPHCM như những năm trước.

Cục trưởng Cục xúc tiến thương mại (Bộ Công thương) Vũ Bá Phú khẳng định, Nhật Bản luôn là một trong những quốc gia dẫn đầu về số lượng và chất lượng dự án đầu tư vào Việt Nam. Tính đến 2019, có hơn 2.000 doanh nghiệp Nhật bản đầu tư ở Việt Nam và dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) từ Nhật vẫn gia tăng mạnh mẽ. Tính lũy kế tình hình thu hút FDI đến cuối năm 2019, Nhật Bản đứng thứ 2 với tổng vốn đăng ký đạt 59,3 tỷ USD, chiếm 16,7% tổng vốn đầu tư FDI vào Việt Nam.

Đại dịch Covid-19 đã khiến xu hướng đầu tư kinh doanh và dịch chuyển dòng vốn của các doanh nghiệp FDI phải tính toán lại. Theo khảo sát thực trạng của các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại châu Á và châu Đại dương của JETRO vào tháng 2-2020, có 63,9% doanh nghiệp Nhật Bản đang kinh doanh tại Việt Nam sẽ tiếp tục mở rộng kinh doanh, tỷ lệ cao nhất trong khối ASEAN và đứng thứ ba trong khu vực châu Á và châu Đại Dương.

Trong một diễn biến khác, các doanh nghiệp Nhật Bản đang đầu tư ở Trung Quốc đang kéo dài danh sách nộp đơn lên Chính phủ Nhật nhằm xin hỗ trợ họ chuyển một phần sản xuất từ Trung Quốc về nước. Ở vòng xét duyệt đầu tiên, Chính phủ Nhật đã phê duyệt cho 57/90 doanh nghiệp đăng ký, với tổng mức hỗ trợ là 57,4 tỉ yen. Gần 2.000 doanh nghiệp khác cũng nộp đơn xin hỗ trợ vòng 2 với tổng giá trị xin hỗ trợ khoảng 1760 tỉ yên.

Trong thời gian tới, Việt Nam sẽ tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài với mục tiêu tập trung thu hút, hợp tác đầu tư nước ngoài có chọn lọc.

Chất lượng, hiệu quả, công nghệ và bảo vệ môi trường sẽ là các tiêu chí đánh giá chủ yếu; ưu tiên các dự án có công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ cao, công nghệ sạch, quản trị hiện đại, có giá trị gia tăng cao, có tác động lan toả, kết nối chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu. Đây cũng chính là thế mạnh của các doanh nghiệp Nhật Bản. Sự hợp tác đầu tư này sẽ có tính bổ trợ, bổ sung cho nhau và cùng phát triển.

Việt Nam đang thay đổi chính sách thu hút FDI theo Chỉ thị của Bộ Chính trị và Chính phủ. Các thiết kế chính sách mới sẽ theo hướng thu hút FDI chọn lọc và có điều kiện hơn trước, nhất là hướng đến các doanh nghiệp đầu tư chất lượng như Nhật Bản.

Xem thêm: lmth.mchpt-av-ion-ah-oav-gnurt-pat-iam-noc-gnohk-nab-tahn-nov-gnoul/960803/nv.semitnogiaseht.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Luồng vốn Nhật Bản không còn mãi tập trung vào Hà Nội và TPHCM”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools