vĐồng tin tức tài chính 365

Đề nghị bãi bỏ một số chính sách cho không đối với hộ nghèo

2020-09-10 18:29
Đề nghị bãi bỏ một số chính sách cho không đối với hộ nghèo - Ảnh 1.

Chủ nhiệm Ủy ban Về Các vấn đề xã hội Nguyễn Thúy Anh - Ảnh: LÊ KIÊN

Chiều 10-9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã họp để nghe báo cáo và đánh giá kết quả 6 năm (2015-2020) thực hiện nghị quyết của Quốc hội về đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2020.

Theo báo cáo của Chính phủ, tổng nguồn lực bố trí để thực hiện chương trình trong giai đoạn 2016-2020 là hơn 93.607 tỉ đồng (trong đó có gần 24% vốn xã hội hóa, gần 20% vốn ủng hộ cho các hoạt động an sinh xã hội và Quỹ vì người nghèo của MTTQ VN).

Ủy ban Về Các vấn đề xã hội của Quốc hội đánh giá các kết quả giảm nghèo giai đoạn qua là ấn tượng, vượt mục tiêu nghị quyết đề ra với tyỉ lệ hộ nghèo cả nước còn dưới 5%. Tỉ lệ hộ nghèo đã giảm từ 9,88% năm 2015 xuống còn 3,75% năm 2019 và ước năm 2020 còn khoảng 2,75%.

"Tỉ lệ hộ nghèo ở 64 huyện nghèo giảm từ 50,43% năm 2015 xuống còn 27,85% năm 2019. Ước cuối năm 2020 còn khoảng 24%, trung bình mỗi năm giảm 5,28%" - Chủ nhiệm Ủy ban Về Các vấn đề xã hội Nguyễn Thúy Anh cho biết.

Mặc dù đạt được nhiều kết quả ấn tượng, Chính phủ thừa nhận rằng tình trạng chênh lệch giàu nghèo, điều kiện tiếp cận các dịch vụ cơ bản, tiếp cận thị trường, việc làm giữa các vùng, nhóm dân cư chưa được thu hẹp, nhất là khu vực miền núi phía Bắc và Tây Nguyên.

Điều đáng nóilà chuẩn nghèo thu nhập chỉ bằng 70% chuẩn mức sống tối thiểu tại thời điểm năm 2015 thì nay chỉ còn bằng khoảng 45% chuẩn mức sống tối thiểu. Tới đây, Chính phủ sẽ ban hành Nghị định quy định về chuẩn nghèo đa chiều quốc gia giai đoạn 2021-2025 thay thế chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016-2020.

Cơ quan thẩm tra của Quốc hội cũng đánh giá "kết quả giảm nghèo đến hết năm 2019 và dự báo cuối năm 2020 chưa bền vững và còn có sự chênh lệch giữa các vùng, miền". Đặc biệt, còn những địa phương có tỉ lệ hộ nghèo cao như: Điện Biên: 33,05%; Hà Giang: 26,73%; Cao Bằng: 26,07%; Sơn La: 21,62%.

Còn 32/64 huyện nghèo của cả nước có tỉ lệ hộ nghèo còn trên 30%. Trong đó, một huyện nghèo tyỉ lệ hộ nghèo tới 62,43%; có 3 huyện nghèo tỉ lệ hộ nghèo từ trên 50% đến gần 60%; 11 huyện nghèo tỉ lệ hộ nghèo từ trên 40% đến trên 48%; 17 huyện nghèo có tỉ lệ hộ nghèo từ trên 30% đến trên 38%.

Qua kết quả giám sát tại 6 tỉnh, tổng hợp báo cáo của 40 tỉnh, thành phố và báo cáo của Ủy ban Dân tộc cho thấy số hộ tái nghèo bằng khoảng 5% số hộ thoát nghèo; số hộ nghèo mới phát sinh bằng khoảng ¼ số hộ thoát nghèo.

Ủy ban Về Các vấn đề xã hội của Quốc hội đề nghị Chính phủ tiếp tục rà soát, tích hợp chính sách theo hướng tập trung chính sách, nguồn lực, tăng khả năng tiếp cận chính sách của hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo. Đồng thời, có biện pháp thiết thực ưu tiên tập trung hỗ trợ đối với hộ nghèo là gia đình có công với cách mạng, bảo đảm gia đình người có công có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của dân cư trên địa bàn.

"Nghiên cứu bãi bỏ một số chính sách cho không, thực hiện chính sách hỗ trợ có điều kiện với hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo nhằm bảo đảm cơ hội phát triển bình đẳng, thoát nghèo bền vững" - báo cáo thẩm tra của Ủy ban Về Các vấn đề xã hội bày tỏ.

Thu nhập dưới 2 triệu đồng/người/tháng sẽ thuộc diện hộ nghèoThu nhập dưới 2 triệu đồng/người/tháng sẽ thuộc diện hộ nghèo

TTO - Hộ nghèo (giai đoạn 2021-2025) là hộ có thu nhập bình quân dưới 2 triệu đồng/người/tháng (đối với khu vực thành thị) và dưới 1,5 triệu đồng/người/tháng (khu vực nông thôn)…

Xem thêm: mth.80382016101900202-oehgn-oh-iov-iod-gnohk-ohc-hcas-hnihc-os-tom-ob-iab-ihgn-ed/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Đề nghị bãi bỏ một số chính sách cho không đối với hộ nghèo”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools