Số là ngôi vườn sau trường tôi học thuở ấy có một cây dừa. Lần đó, tôi và những cậu bạn nghịch ngợm bẻ mấy trái dừa và cô giáo phát hiện. Vụ việc được cô báo cáo lại ban giám hiệu và tôi bị kỷ luật bằng hình thức "đứng chào cờ" ngày thứ hai.
Việc bị kỷ luật "đứng chào cờ" như vậy đối với mọi học sinh trường tôi là hình thức phạt khủng khiếp nhất mà ai cũng sợ hãi. Tôi nhớ buổi sáng chào cờ đầu tuần ngày hôm ấy, sau khi xong mọi nghi thức thì thầy hiệu trưởng nêu tên tôi, tôi phải lê bước đứng giữa sân trường trước mọi học sinh và thầy cô giáo khác, và thầy phê bình tôi.
Kể từ lần "đứng chào cờ" duy nhất trong quãng đời học sinh của mình thuở đó, trong lòng tôi đã dâng lên một nỗi mặc cảm và lo âu khi tiếp xúc với bạn bè, thầy cô và nhiều người khác nữa ngoài khuôn viên trường lớp. Tôi có cảm giác mình y như là tội phạm.
Tôi nghĩ việc giáo dục, kỷ luật học sinh từ nhà trường, dù là hình thức nào đi chăng nữa thì vẫn phải xét đến yếu tố nhân văn và có yếu tố bảo vệ tâm lý học sinh để các em có thể mạnh dạn sửa sai, tránh các sang chấn tâm lý hậu kỷ luật.
Tôi mong nhiều học sinh khác sẽ không phải sống trong cảnh sợ hãi và tự ti sau một biện pháp kỷ luật từ nhà trường, như tôi trước kia.
TTO - Kiểm soát cơn giận, biết đủ và tự chấp nhận... là những điều chúng ta ai cũng cần nhưng ít khi được dạy từ ghế nhà trường.
Xem thêm: mth.62274933201900202-peihk-gnuhk-tahp-hnih/nv.ertiout