vĐồng tin tức tài chính 365

Nở rộ chiêu lừa tuyển cộng tác viên online

2020-09-11 16:19

NỢ CHỒNG NỢ VÌ LÀM... CỘNG TÁC VIÊN

Mới đây, tiếp tục xuất hiện hàng loạt các trường hợp các "mẹ bỉm sữa" bị các trang Facebook bán mỹ phẩm lừa đảo số tiền từ vài triệu đến hàng chục triệu đồng bằng hình thức "tuyển cộng tác viên (CTV) bán hàng online". Nhiều người sau sinh phải ở nhà chăm sóc con, muốn phụ giúp chồng đã vay mượn bạn bè, người thân với số tiền lớn để làm CTV, nhưng đều trắng tay.

Đáng nói, các đối tượng này hoạt động tinh vi, chỉ liên lạc qua điện thoại và mạng xã hội. Hầu hết nạn nhân bị lừa đều ở xa, không xác minh được địa chỉ công ty. Chỉ khi sự việc vỡ lở, tiền đã trao đi thì họ mới biết mình bị lừa.

Trương Văn Hải chiếm đoạt hơn 2 tỷ đồng

Bức xúc vì bị mất 3 triệu đồng trong giai đoạn khó khăn, chị Lưu Nhung (ngụ xã Thái Hưng, H.Hương Hà, Tỉnh Thái Bình) đăng bài cảnh báo đến các "mẹ bỉm sữa" trong hội nhóm Facebook. Ngày 24-8, xuất hiện trang Facebook mang tên "Mỹ Phẩm P" nhắn tin với nội dung: "Chúc mừng bạn Nhung đã trở thành CTV của Công ty Mỹ Phẩm P. Công ty sẽ hướng dẫn bạn chạy chương trình bán hàng trên trang cá nhân, đồng thời cung cấp hàng cho bạn bán, bạn sẽ được hưởng tiền chênh lệch của sản phẩm (có thể 6 - 8 triệu đồng/tháng).

Trước lời "đường mật", chị Nhung vì đang gặp khó khăn đã không khỏi vui mừng đồng ý. Ngày đầu tiên sau khi đăng bài, chị Nhung lập tức nhận được đơn đặt hàng với số lượng lớn. Liên hệ với phía công ty, nhóm đối tượng lừa đảo cho biết sẽ cung cấp cho chị sản phẩm với giá 3 triệu đồng. Tinh vi ở chỗ nhóm lừa đảo tạo cho chị Nhung niềm tin: "Em chỉ thanh toán 3 triệu khi nhận được hàng. Nếu khách không nhận hàng, công ty sẽ làm thủ tục hoàn hàng và trả tiền lại. Địa chỉ công ty: Tầng 1 - Chung cư C.G.T, P16Q8, TPHCM".

Tưởng đã vượt qua giai đoạn khó khăn, khi đã tìm được công việc ổn định để lo cho con nhỏ, chị Nhung bàng hoàng khi nhận ra, sau khi nhận hàng của công ty, thực hiện giao hàng cho khách thì phát hiện địa chỉ giao hàng là giả, số điện thoại người nhận cũng chặn chị, tài khoản Facebook đặt hàng là tài khoản bị hack, được chúng gài người vào, còn công ty "ma" cũng chặn liên lạc. Tất cả hàng hóa mà công ty này gửi chị đều là mỹ phẩm giả, làm nhái có giá chưa đến 100 nghìn đồng. Qua xác minh chúng tôi cũng phát hiện địa chỉ mà công ty trên cung cấp cũng là địa chỉ ảo.

Giả mạo, sửa đổi thông tin các bài báo trực tuyến nhằm tạo niềm tin cho "con mồi"

Cũng rơi vào trường hợp éo le, chị Trịnh Thu (ngụ H.Bình Chánh) cũng bị lừa mất 10 triệu đồng qua chiêu trò tuyển CTV bán hàng online. Tháng 7, sau khi sinh con, gia đình khó khăn phải vay nợ, chị tham gia vào một trang tuyển CTV để tìm việc, kiếm thêm thu nhập. Nhiều bài đăng tuyển CTV bán mỹ phẩm với mức lương từ 3 - 4 triệu đồng một tháng cho công việc đăng bài quảng cáo sản phẩm của công ty trên trang cá nhân. Ngoài ra, người bán còn nhận được mức hoa hồng 30% cho mỗi sản phẩm bán được. Không ít người sập bẫy trước những bài đăng "có cánh", trong đó có chị Thu.

Sau khi tìm hiểu trang Facebook "Buôn sỉ M.P.H.Q", thấy nhiều bình luận khen sản phẩm của trang này chất lượng, uy tín chị chủ động nhắn tin xin làm CTV. Biết "con mồi" đã rơi vào bẫy, trang này làm giá: "Sau khi khảo sát trang cá nhân của em, thấy tài khoản em đủ tiêu chuẩn làm CTV, nên chị sẽ train (đào tạo) em nhanh, ngày mai làm việc nhé”. Thực tế, công việc đào tạo ở đây chỉ là gửi những mẫu bài có sẵn cho nạn nhân đăng.

Sau 4 ngày làm CTV, chị được chúng chuyển tiền đều đặn mỗi ngày 150 nghìn đồng cho công việc đăng 4 bài quảng cáo sản phẩm. Thông qua bài đăng bán, chị nhận được vài người khách đặt hàng. Mỗi lần khách đặt hàng, nhóm này đều yêu cầu chị chuyển 70% tiền đơn hàng rồi mới chuyển hàng cho chị. Những ngày đầu còn sợ lừa đảo, nhưng số tiền đơn hàng khách đặt ít, chỉ vài trăm nghìn nên chị Thu cũng "nhắm mắt đưa chân". Thấy công việc diễn ra thuận lợi, khách hàng đều phản hồi là hàng tốt, chị rất ưng ý.

Qua ngày thứ 5, một người khách cũ đặt mỹ phẩm với số lượng lớn, lấy lý do là tặng quà cho đồng nghiệp, đơn hàng lên đến 14 triệu đồng. Vui mừng vì có khách "sộp" chị tức tốc vay người thân 10 triệu để chuyển tiền cho mối sỉ, lấy hàng giao cho khách. Hai ngày sau khi chuyển tiền, chị Thu vẫn chưa nhận được hàng, quay lại hỏi thì chị nhận ra quả lừa trong ngỡ ngàng, mối sỉ và người mua đều "bốc hơi", không thể liên lạc, chị chỉ còn cách kêu trời.

May mắn hơn, chị Trần Kim Hạnh (quê Trà Vinh) đã kịp nhận ra bẫy lừa nhờ việc hỏi ý kiến bạn bè. Ngày 27-8, nhận được tin nhắn trên mạng xã hội mời làm CTV dán tem lên son, lương mỗi tháng 5 triệu đồng. Nhưng để nhập son về để dán tem, tài khoản này yêu cầu chị Hạnh phải chuyển trước 500 nghìn đồng đặt cọc tiền đóng gói hàng hóa vì đây này là hàng cao cấp.

Chủ động nhắn tin mời gọi nạn nhân

Hứa sẽ hoàn tiền cọc và cho chị Hạnh ứng trước 5 triệu tiền lương tháng đầu khi giao hàng. Nghi ngờ vì việc nhẹ mà lương cao, chị hỏi ý kiến bạn bè thì nhận được câu trả lời: "Đây là kẻ lừa đảo! Mình vừa bị lừa mất 700 nghìn đồng, chuyển tiền xong không thấy hàng, cũng không liên lạc được. Đừng như mình, ham việc nhẹ lương cao cuối cùng lại ôm cú lừa".

TRIỆT PHÁ "BẪY MẠNG"

Lực lượng chức năng đã triệt phá nhiều đường dây, băng nhóm sử dụng công nghệ cao để lừa đảo, như các trường hợp trên, chúng lợi dụng sự nhẹ dạ, cả tin, tâm lý ham giàu của nạn nhân để chiếm đoạt tài sản. Ngày 14-8, Công an quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can với 4 đối tượng: Nguyễn Phi Hùng (SN 1997), Nguyễn Văn Thành (SN 2002), Nguyễn Đăng Thịnh (SN 1998) và Phạm Văn Hoàng Anh (SN 1996) để điều tra về hành vi "chiếm đoạt tài sản".

Đầu tiên chúng lập ra các trang: "Tập Đoàn Tiệm Vàng Bảo Minh"; "Tặng Miễn Phí Nhẫn Vàng 9999"; "Vàng Bạc Đá Quý”, sau đó cho chạy quảng cáo trên internet, mạng xã hội với nội dung: "Nhân dịp kỷ niệm 10 năm thành lập vàng bạc đá quý Bảo Minh, cửa hàng dành tặng 99 nhẫn vàng 9999, mỗi nhẫn vàng 2 chỉ cho 99 khách hàng may mắn". Nếu có khách quan tâm, nhân viên tư vấn sẽ phỉnh dụ, nói họ là một trong 10 người may mắn được nhận nhẫn vàng giá 9.980.000 đồng và để được nhận quà tặng thì sẽ phải đóng thuế thu nhập cá nhân tương đương 10% giá trị quà tặng.

Nhưng người nhận quà chỉ cần đóng 300.000 đến 400.000 đồng (2% - 4%), phần còn lại sẽ được công ty chi trả. Qua chiêu lừa này, nhóm đối tượng trên đã thu về từ 300 - 400 nghìn đồng cho một chiếc nhẫn giả trị giá từ 10 - 15 nghìn đồng. Được biết, trước đó đối tượng cầm đầu đường dây này là Nguyễn Phi Hùng đã tham gia vào một dường dây với hình thức lừa đảo tương tự. Qua tìm hiểu, Hùng cho biết nhóm đã thu lợi bất chính khoảng 12 tỷ đồng.

Cũng trong tháng 8-2020, Công an huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa) đã điều tra và bắt Trương Văn Hải (trú tại P.Phú Thứ, TX.Kinh Môn, Hải Dương) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Cụ thể, Hải lập 1 tài khoản Facebook mang tên "Luc Dinh" và đăng bài viết "Nhận chuyển đồ khô, quần áo, mỹ phẩm, thuốc lá giá rẻ” vào trang "Hội những bà bầu ở Korea".

Tất cả bình luận đều do kẻ lừa đảo gài vào

Ngày 19-6, chị Thu (sống tại Hàn Quốc) đã liên lạc với Hải và đề nghị Hải mua hàng, vận chuyển sang Hàn Quốc với số tiền 111.360.000 đồng. Tuy nhiên, sau khi chị Thu gửi 51 triệu đồng (50% giá trị đơn hàng) vào tài khoản ngân hàng của Hải thì Hải đã ẵm theo số tiền của chị Thu và "bốc hơi". Với thủ đoạn tinh vi, chỉ tính từ đầu tháng 6-2020 đến khi bị bắt, Hải đã chiếm đoạt của các nạn nhân hơn 2 tỷ đồng.

Có thể thấy, các hình thức lừa đảo sử dụng công nghệ cao là "muôn hình vạn trạng". Để tránh các bẫy lừa, người dân nên tham khảo ý kiến của bạn bè, người thân, các hội nhóm chuyên cảnh báo lừa đảo trên mạng xã hội, liên hệ người có chuyên môn hoặc đặt câu hỏi các chuyên gia thông qua các kênh tư vấn, tư vấn pháp luật trên mạng. So sánh hình thức mình được mời chào với những cảnh báo của các cơ quan báo chí, truyền thông. Khi phát hiện dấu hiệu lừa đảo, người dân ngay lập tức đến cơ quan công an khu vực trình báo để nhận được sự hỗ trợ.

Cẩn trọng khi đầu tư tiền ảo

Hiện tại, Việt Nam chưa công nhận bất cứ loại hình tiền ảo và tiền mã hóa nào, nên người đầu tư sẽ gánh chịu rất nhiều rủi ro khi đầu tư loại hình này. Nhiều công ty tiền ảo "thổi phồng" lợi nhuận và hoa hồng, sử dụng tiền ảo làm phương tiện huy động vốn, kinh doanh theo phương thức đa cấp trái phép, lấy tiền của người tham gia sau để trả lãi suất và hoa hồng cho người tham gia trước. Khi huy động được số tiền đủ lớn, các đối tượng sẽ ngừng chi trả lãi cho người tham gia, đồng thời đánh sập hệ thống và bỏ trốn cùng số tiền thu được.

Thời gian gần đây, Bộ Công an liên tục cảnh báo về việc đầu tư tiền ảo tại hệ thống Winsbank; Công ty Tài chính công nghệ ERG; ví thanh toán điện tử PayAsian, các hệ thống này đều hoạt động kinh doanh theo phương thức trên. Người dân cần cảnh giác, cân nhắc kỹ lưỡng khi quyết định đầu các loại hình tiền ảo, sản phẩm ảo để tránh bị kẻ xấu lợi dụng

Nhóm PV

Xem thêm: lmth.07499_enilno-neiv-cat-gnoc-neyut-aul-ueihc-or-on/gnos-iod/nv.moc.nagnoc

Comments:0 | Tags:Vụ án

“Nở rộ chiêu lừa tuyển cộng tác viên online”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools