vĐồng tin tức tài chính 365

Sẽ quy định rắn hơn, không để người nghiện lang thang ngoài xã hội

2020-09-11 17:30
Sẽ quy định rắn hơn, không để người nghiện lang thang ngoài xã hội - Ảnh 1.

Thượng tướng Lê Quý Vương - Ảnh: Quochoi.vn

Chiều 11-9, thứ trưởng Bộ Công an, thượng tướng Lê Quý Vương thừa ủy quyền của bộ trưởng, thay mặt Chính phủ trình dự án Luật phòng chống ma túy (sửa đổi), xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

"Trung bình trong 5 năm gần đây, cả nước phát hiện khoảng 20.000 vụ với trên 30.000 đối tượng vi phạm pháp luật về ma túy, khối lượng chất ma túy thu giữ tính bằng tấn. Tội phạm ma túy trong nước tổ chức, câu kết với các đối tượng người nước ngoài ngày càng chặt chẽ, các đối tượng chủ mưu, cầm đầu các tổ chức tội phạm ma túy xuyên quốc gia phần lớn sinh sống ở nước ngoài", tướng Vương nói.

"Cứ cho cháu ở lại trại cai nghiện"

Số người nghiện không ngừng gia tăng, năm 2009 cả nước có 146.731 người nghiện có hồ sơ quản lý, đến tháng 12-2019 là 235.314 người (tăng đến 60%).

"Tôi đi tiếp xúc cử tri, một bí thư huyện khẳng định là số người nghiện thực tế phải cao gấp 4 lần số được thống kê", chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Nguyễn Văn Giàu chia sẻ.

Phó chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển thì nhận định việc cai nghiện ma túy hết sức gian nan: "Người nghiện cai thành công không phải dễ. Gia đình có người nghiện thì rất khổ. Tệ nạn, tội phạm nảy sinh từ nghiện hút cũng rất nghiêm trọng".

Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cũng cho biết ông từng tiếp xúc với những người nghiện, họ thừa nhận cắt cơn nghiện thì dễ nhưng cai nghiện thì khó, tỉ lệ cai thành công rất thấp.

"Có cháu nghiện ma túy tâm sự thật rằng cứ để cháu ở lại trong trại cai nghiện, chứ cho cháu ra ngoài cháu chỉ cần đi qua chỗ nào có ma túy là cháu biết ngay. Nói như vậy để thấy công tác cai nghiện, quản lý người nghiện rất khó khăn", ông Phúc kể.

Báo cáo của Chính phủ cũng phản ánh thực tế này: "Điều kiện vật chất ở một số cơ sở cai nghiện còn thiếu, xuống cấp, chưa được quan tâm đầu tư thỏa đáng, dẫn đến khó khăn, bất tiện trong sinh hoạt, dễ gây bức xúc cho học viên. Các học viên sau khi cai nghiện ở các cơ sở cai nghiện bắt buộc trở về cộng đồng khó kiếm việc làm để ổn định cuộc sống".

Tướng Vương cũng chỉ ra hiện chưa có quy định về quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy. Đặc biệt là theo pháp luật được sửa đổi, bổ sung gần đây, hành vi sử dụng trái phép chất ma túy không bị coi là tội phạm và không bị xử lý hình sự.

Trong khi sự phát triển bùng nổ của các loại hình kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự như vũ trường, quán bar, nhà hàng... đã tạo điều kiện cho các đối tượng lợi dụng tổ chức sử dụng ma túy tổng hợp, gây nguy hiểm cho bản thân người dùng và mất an ninh, trật tự. Không ít trường hợp người sử dụng ma túy tổng hợp bị loạn thần (ngáo đá), không kiểm soát được hành vi gây ra các vụ thảm án...

Tuy nhiên, hành vi sử dụng trái phép chất ma túy theo quy định hiện hành chỉ bị xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đến 1 triệu đồng, chưa đủ sức răn đe.

Cần biện pháp mạnh, cứng rắn hơn

Từ đó Chính phủ đề nghị quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy và "có chế tài nghiêm khắc hơn đối với hành vi sử dụng trái phép chất ma túy" theo đúng tinh thần chỉ đạo của Chỉ thị 36 của Bộ Chính trị.

Dự luật do đó quy định "việc quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy được áp dụng ngay lần đầu người đó sử dụng trái phép chất ma túy, mục đích là ngăn chặn không để họ tiếp tục sử dụng, góp phần làm giảm người nghiện ma túy".

Thời hạn quản lý được đề xuất là 1 năm đối với người sử dụng trái phép chất ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên; 6 tháng đối với người dưới 18 tuổi, kể từ ngày xác định được hành vi sử dụng trái phép chất ma túy gần nhất của người đó.

Dự luật cũng quy định cụ thể các trường hợp áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với người từ đủ 18 tuổi trở lên. Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu thuộc trường hợp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc thì thẩm quyền quyết định do TAND cấp huyện, trên cơ sở tham khảo ý kiến của cơ quan bảo vệ trẻ em cùng cấp và không coi là việc xử lý vi phạm hành chính.

"Không quy định biện pháp cai nghiện bắt buộc tại cộng đồng, vì thực tế biện pháp này không đủ nguồn lực về con người, vật chất và không hiệu quả. Những năm gần đây, nhiều địa phương không triển khai thực hiện được hoặc thực hiện mang tính hình thức", thượng tướng Lê Quý Vương cho biết.

Trao đổi quan điểm, Phó chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển "rất băn khoăn khi coi người nghiện là người bệnh, nhưng vì vấn đề nhân đạo nên cũng băn khoăn khi coi họ là tội phạm".

"Tôi ủng hộ chính sách từng bước, giai đoạn 1 là khuyến khích, tạo điều kiện cai nghiện tự nguyện. Nếu không được thì cần biện pháp mạnh hơn, không thể để người nghiện đi lang thang ngoài xã hội", ông Hiển nói.

Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Nguyễn Văn Giàu thì lưu ý về năng lực, chất lượng các cơ sở cai nghiện: "Tại các địa điểm cai nghiện tập trung, đội ngũ cán bộ, nhân viên phải được đào tạo công phu, gồm các bác sĩ tâm lý, bác sĩ chữa bệnh và công an quản lý. Cần khiến người nghiện cảm nhận mình đến đó để cai nghiện, học tập để trở lại với cộng đồng".

Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc thì cho rằng cần một chiến dịch tổng thể để "trị bệnh từ gốc", ngăn chặn ma túy từ xa, đặc biệt là giáo dục, tuyên truyền ngăn ngừa tệ nạn.

Độ tuổi nghiện ma túy đang trẻ hóaĐộ tuổi nghiện ma túy đang trẻ hóa

TTO - Phó thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam cho biết có nơi 90% người nghiện mới là nghiện ma túy tổng hợp, độ tuổi đang trẻ hóa.

Xem thêm: mth.67633835111900202-ioh-ax-iaogn-gnaht-gnal-neihgn-iougn-ed-gnohk-noh-nar-hnid-yuq-es/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Sẽ quy định rắn hơn, không để người nghiện lang thang ngoài xã hội”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools