Tham tán Robert Hanson và đầu bếp Williams Hưng lựa chọn tôm hùm cho sự kiện. Sau khi được đánh bắt ở vùng biển lạnh phía Đông Bắc Mỹ, những chú tôm hùm được “đi máy bay” thẳng tiến đến các nhà hàng, khách sạn và chuỗi bán lẻ lớn tại Hà Nội - Ảnh: KHOA THƯ
Sự kiện nằm trong chuỗi những hoạt động kỷ niệm 25 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao Việt Nam - Mỹ. Theo tham tán Robert Hanson, từ 24 triệu USD năm 1995, đến năm 2019, tổng sản lượng nông nghiệp Mỹ xuất khẩu sang Việt Nam đã đạt 1 tỉ USD. Việt Nam là thị trường lớn thứ 6 của Mỹ về xuất khẩu nông nghiệp.
Từ 150 năm trước, Mỹ đã đặt ra những điều lệ khắt khe về kích thước nhỏ nhất có thể đánh bắt hoặc cấm đánh bắt tôm hùm cái đang mang trứng để đảm bảo đánh bắt bền vững tôm hùm và để lại nguồn lợi hải sản cho thế hệ sau - Ảnh: KHOA THƯ
Đầu bếp Williams Hưng khéo léo tách phần mình của tôm hùm ra khỏi vỏ. Tham tán Robert Hanson cho biết tôm hùm đã trở thành một biểu tượng của nông nghiệp Mỹ. Ước tính giá trị sản lượng tôm hùm Mỹ xuất khẩu sang Việt Nam năm 2019 đạt 13 triệu USD - Ảnh: KHOA THƯ
Ông Hanson phụ băm hành tím và cắt chanh để chuẩn bị cho hai món chính: tôm hùm tái chanh và bít tết tôm hùm. Hai món ăn là sự kết hợp giữa tôm hùm Mỹ và các gia vị thuần Việt như mật ong hoa nhài, ngò rí và trứng gà ta - Ảnh: KHOA THƯ
Đầu và càng tôm hùm luộc bóng bẩy, bắt mắt - Ảnh: KHOA THƯ
Vỏ trứng gà ta được tận dụng để trình bày món tôm hùm tái chanh - Ảnh: KHOA THƯ
Bày biện món bít tết tôm hùm với ngò rí cho thêm phần tươi ngon - Ảnh: KHOA THƯ
TTO - Nhiều siêu thị, nhà hàng tung ra chương trình "giải cứu" hàng tấn tôm hùm với giá bán cam kết không lợi nhuận. Hành động trên theo các đơn vị này là để hỗ trợ người nuôi vì tôm hùm không xuất qua được Trung Quốc do ảnh hưởng virus corona.