vĐồng tin tức tài chính 365

Xử lý hàng giả, hàng nhái trên sàn TMĐT nhìn từ vụ First News kiện Lazada

2020-09-12 13:52

Trách nhiệm của các nền tảng thương mại điện tử khi xảy ra vi phạm

Theo First News - Trí Việt, sau nhiều lần gửi công văn yêu cầu kiểm tra, quản lý việc buôn bán sách giả nhưng tình trạng không được khắc phục. Tuần qua, công ty này đã nộp đơn khởi kiện Lazada lên Tòa án nhân dân quận 1, TP.HCM.

First News cho rằng, việc khởi kiện không đơn thuần là sự bức xúc, mà là đòi lại công bằng và yêu cầu phía Lazada phải chịu toàn bộ trách nhiệm.

Theo First News - Trí Việt, sách mua trên Lazada có mức giá giảm từ 42 - 55% (cá biệt có trường hợp lên đến 72%) so với giá bìa, trong đó có nhiều đầu sách do First News - Trí Việt, đơn vị duy nhất được cấp quyền tác giả để dịch thuật, in ấn và phát hành tại thị trường Việt Nam.

Xử lý hàng giả, hàng nhái trên sàn TMĐT nhìn từ vụ First News kiện Lazada - Ảnh 1.

Một số sách bán chạy của First News được rao bán trên Lazada. (Ảnh: NLĐ)

Hiện nay, Tòa án nhân dân quận 1 (TP.HCM) đã nhận đơn, kết quả xử lý đơn sẽ được thông báo sau 8 ngày làm việc. Liên quan tới vụ việc này, Lazada cũng đã có văn bản trả lời và cung cấp thông tin cho báo chí.

Theo đó Lazada xác nhận đã, đang và sẽ tiếp tục nỗ lực để giải quyết những vướng mắc liên quan, từ đó xây dựng một nền tảng thương mại điện tử đáng tin cậy - nơi các sản phẩm sách chính hãng có thể được phân phối đến cho người tiêu dùng Việt Nam. Lazada sẵn sàng hợp tác với các đơn vị sở hữu quyền sở hữu trí tuệ và sẽ tiếp tục thực hiện biện pháp mạnh mẽ nhằm bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trên nền tảng của mình.

Người tiêu dùng online cần được bảo vệ quyền lợi

Bản thân khách hàng sẽ phải tự cân nhắc khi bỏ tiền ra mua sách được giảm giá đến hơn 70%, bởi "tiền nào, của nấy". Tuy nhiên, dù sách giả không phải mặt hàng ngay lập tức gây hại cho sức khỏe, cuộc sống của người tiêu dùng, nhưng về lâu dài sẽ có nhiều ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế, ngành xuất bản và các doanh nghiệp. Thậm chí, nhiều doanh nghiệp đứng trước nguy cơ không mua được bản quyền sách nước ngoài để đưa về cho độc giả trong nước.

"Tôi nghĩ là các trang thương mại điện tử hoặc cơ quan quản lý phải kiểm tra, xử phạt chứ người dùng khó mà phân biệt được. Nhất là những mặt hàng như sách khi mua online càng khó phân biệt thật giả", chị Lê Thị Bình, nhân viên văn phòng, Hà Nội, cho biết.

Lý giải cho tình trạng này, các doanh nghiệp kinh doanh sách cho rằng chế tài xử lý các vi phạm chưa đủ sức răn đe.

Định danh - Biện pháp để ngăn chặn hàng giả, vi phạm bản quyền

Hiện việc xử lý các vi phạm chủ yếu được xử lý với mức xử phạt hành chính, mặc dù trách nhiệm của người bán cũng như sàn thương mại điện tử theo Bộ Công Thương đã được quy định.

Trong trường hợp đã nhận được phản ánh mà không có biện pháp xử lý, ngăn chặn và bảo vệ lợi ích người tiêu dùng, sàn thương mại điện tử có thể chỉ bị xử phạt hành chính ở mức cao nhất 30 triệu đồng. Còn bản thân người bán cũng sẽ bị xử lý khi vi phạm pháp luật.

Thương mại điện tử bùng nổ và liên tục duy trì mức tăng trưởng 30% mỗi năm dẫn đến việc số lượng người tham gia ngày càng lớn, khả năng kiểm soát ngày càng khó khăn.

Theo Bộ Công Thương, để quản lý chặt chẽ và ngăn chặn được tình trạng hàng giả, vi phạm bản quyền đòi hỏi phải định danh được người dùng, nhất là người bán.

Khảo sát mới đây cho thấy, có tới 72% người dùng Việt Nam cho biết trở ngại lớn nhất khi mua sắm trực tuyến là sản phẩm thực tế kém chất lượng so với giới thiệu, quảng cáo.

Thương mại điện tử quốc tế ngăn chặn hàng giả, hàng nhái như thế nào?

Không chỉ tại Việt Nam, hàng giả, hàng nhái luôn luôn là một vấn nạn khiến chính phủ và doanh nghiệp nhiều nước phải đau đầu. Hàng giả, hàng nhái không những làm giảm sức cạnh tranh của các mặt hàng thật, mà trong một số trường hợp còn gây nguy hại cho người tiêu dùng.

Các sàn thương mại điện tử khổng lồ như Amazon, eBay và Alibaba cũng đều xuất hiện tình trạng hàng giả, hàng nhái. Vậy họ xử lý tình trạng này như thế nào?

Vào tháng 1 năm nay, một bản báo cáo của Bộ An ninh Nội địa Hoa Kỳ đã chỉ ra rằng, sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử và mua sắm online cũng đã vô hình chung tạo điều kiện cho hàng giả, hàng nhái xuất hiện tràn lan hơn.

Mặc dù thương mại điện tử tiện lợi hơn rất nhiều cho việc mua sắm, nhưng đồng thời cũng rút ngắn quãng đường để hàng giả, hàng nhái tiếp cận người mua.

Công ty của ông Khubani trước kia bán được hàng tỷ USD hàng hóa, đặc biệt là những mặt hàng gia dụng, thiết yếu trong gia đình qua những chương trình quảng cáo trên tivi. Tuy nhiên, sự trỗi dậy của thương mại điện tử cùng với vô vàn những tài khoản bán hàng giả, hàng nhái đã đe dọa tới sự sống còn của công ty ông Khubani.

Xử lý hàng giả, hàng nhái trên sàn TMĐT nhìn từ vụ First News kiện Lazada - Ảnh 2.

Nhiều ý kiến cho rằng, các sàn thương mại điện tử phải chịu trách nhiệm lớn nhất khi xuất hiện hàng giả, hàng nhái trên nền tảng của mình. (Ảnh minh họa: Dân trí)

Đây là tình cảnh mà trang thương mại điện tử nào cũng gặp phải, không chỉ Amazon, mà cả eBay hay Alibaba của Trung Quốc. Chính hình thức mua bán online khiến cho việc truy tìm kẻ bán hàng giả khó như mò kim đáy bể vậy.

"Những tài khoản bán hàng giả rất giỏi trong việc xóa dấu vết. Họ tạo cửa hàng với những cái tên giả và địa chỉ giả trên sàn thương mại điện tử để dễ lừa gạt cơ quan chức năng", ông Clint Todd, Trưởng phòng Pháp lý Công ty Nite Ize, chia sẻ.

Nhiều ý kiến cho rằng, các sàn thương mại điện tử phải chịu trách nhiệm lớn nhất khi xuất hiện hàng giả, hàng nhái trên nền tảng của mình. Amazon là ông lớn đầu tiên có những động thái cụ thể. Công ty này đã kết hợp với các tập đoàn công nghệ khác để truy dấu vết trên mạng của những kẻ bán hàng giả.

Năm 2019, Amazon triển khai Project Zero, cho phép các nhãn hiệu hàng thật được phép tự xóa sổ những sản phẩm nhái khỏi sàn. Amazon cũng nói rằng đã đổ 400 triệu USD vào chiến dịch chống hàng giả hàng nhái trong năm 2018.

Năm 2017, trang Alibaba thành lập một liên minh chống hàng giả sau khi xuất hiện một loạt các khiếu nại về tình trạng hàng giả có mặt trên sàn này.

Còn về phía giới chức, ngay tại cửa khẩu, hải quan Mỹ cũng được chính phủ Mỹ cấp phép mở rộng quyền tịch thu các mặt hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng nhấn mạnh về việc ngăn chặn vi phạm quyền sở hữu trí tuệ trong thỏa thuận giai đoạn một với Trung Quốc.

Khác với các hình thức mua bán hàng giả, hàng nhái khác, có thể thấy việc ngăn chặn hàng giả, hàng nhái online trên các sàn quốc tế như Amazon hay Alibaba cần có sự phối hợp giữa cả giới chức và những ông chủ chợ, vì không dễ gì truy dấu được những tài khoản thoắt ẩn thoắt hiện trên mạng nếu không có sự can thiệp của công nghệ.

Vụ việc First News kiện Ladada chưa biết sẽ có kết quả như thế nào, ai sẽ phải bồi thường thiệt hại cho ai, nhưng chắc chắn vụ kiện công khai và chính thức này sẽ tạo ra tiền lệ tốt để xử lý vi phạm, hạn chế các hành vi gian lận và đòi lại công bằng cho các nhà xuất bản, đồng thời bảo vệ quyền tác giả, tác phẩm và của chính những người tiêu dùng.

Tràn lan hàng giả, hàng nhái trên sàn thương mại điện tửTràn lan hàng giả, hàng nhái trên sàn thương mại điện tử

VTV.vn - Không chỉ túi xách, mà nhiều sản phẩm tiêu dùng, hàng thời trang giả mạo, nhái các thương hiệu được rao bán tràn lan trên sàn thương mại điện tử.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Xem thêm: mth.68635930121900202-adazal-neik-swen-tsrif-uv-ut-nihn-tdmt-nas-nert-iahn-gnah-aig-gnah-yl-ux/et-hnik/nv.vtv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Xử lý hàng giả, hàng nhái trên sàn TMĐT nhìn từ vụ First News kiện Lazada”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools