Tuy nhiên, sau thời gian cống hiến và gắn bó không ít nhân tài dứt áo ra đi, thực trạng này đặt ra 1 bài toán lớn với CEO: "Nhân tài ra đi do họ bạc bẽo hay do cách quản trị nhân sự kém thuyết phục?".
Nhân sự chính là yếu tố vận hành doanh nghiệp. Con người chính là nhân tố thiết kế và thực hiện, hiện thực hóa các chiến lược, kế hoạch hay hệ thống quy trình thực hiện để biến những gì trên giấy thành kết quả thực tế. Cùng 1 chiến lược, cùng 1 hệ thống, cùng 1 sản phẩm, cùng công cụ nhưng phát triển được như thế nào đó lại là do năng lực của những nhân sự thực hiện nó. Một doanh nghiệp càng có nhân tài và càng sử dụng họ đúng vị trí thì càng có những bước phát triển vượt bậc cho doanh nghiệp. Mặc dù, có hiện đại hóa, tự động hóa, hiện đại hóa quy trình đến đâu thì con người vẫn là yếu tố tiên quyết quyết định thành quả.
Chủ doanh nghiệp nào cũng hiểu được vai trò của nhân tài đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Nhưng không phải CEO nào cũng giữ chân được nhân tài ở lại cống hiến cho doanh nghiệp mình. Sự ra đi của một nhân tài gây ra sự tổn thất về nhiều mặt cho doanh nghiệp: chi phí tuyển dụng nhân sự mới, thiếu hụt vị trí, bí mật kinh doanh, nhân tài rơi vào tay đối thủ cạnh tranh gây bất lợi… Vậy những yếu tố quan trọng nào ảnh hưởng tới quyết định ra đi của 1 nhân tài:
Mức lương - đây luôn là yếu tố hàng đầu ảnh hưởng tới quyền lợi và cuộc sống của họ, tới thái độ làm việc và năng suất làm việc của nhân sự. Làm sao để nhân sự thấy được mình đang được trả lương xứng đáng với những cống hiến của mình cho công ty, thấy được sự phát triển của doanh nghiệp ảnh hưởng trực tiếp tới túi tiền của họ. Nếu mức lương không tương ứng với thành quả lao động nhân tài cống hiến thì sự ra đi là tất yếu.
Văn hóa doanh nghiệp là một yếu tố rất quan trọng nhưng lại thường ít lưu tâm trong thực tế. Nếu tạo ra một môi trường làm việc tốt, tình cảm, gắn bó, hợp tác sẽ là chất xúc tác tuyệt vời giúp nhân sự muốn gắn bó với công ty và tác động lớn đến sự phát triển toàn diện của doanh nghiệp.
Cơ hội đào tạo và phát triển bản thân: càng là những nhân sự lâu năm, những nhân sự cầu thị, những nhân tài thực sự thì họ sẽ càng đề cao câu chuyện học hỏi và bước tiến trong sự nghiệp. Không nhân tài nào muốn mình mãi mãi chỉ là con ong chăm chỉ trong doanh nghiệp, ai cũng sẽ muốn nâng tầm trở thành lãnh đạo và giữ những vị trí quan trọng chủ chốt trong doanh nghiệp để xứng đáng cho những cống hiến của họ.
Những yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới quyết định đi hay ở lại của nhân tài
Ngoài ra, còn rất nhiều yếu tố khác nữa cũng ảnh hưởng tới quyết định gắn bó với doanh nghiệp của nhân sự như lý do thay đổi cá nhân, sự công bằng, đặc điểm công việc, thương hiệu doanh nghiệp… Từ những yếu tố đó, CEO có thể nhận thấy có 2 nguyên nhân chính tác động đến quyết định đi hay ở lại của nhân tài đó là do nhân tài bạc bẽo hay do sếp bất tài trong cách quản trị. Nếu nguyên nhân là do bản thân họ, họ là những người bạc bẽo, tìm đến những cái lợi trước mắt mặc dù chính sách nhân sự của CEO là công bằng, rõ ràng thì có lẽ CEO cũng không cần băn khoăn tìm cách để giữ chân những con người như vậy. Nếu lý do lại ở phía CEO không có chế độ lương thưởng hợp lý, không quan tâm đến lợi ích chung, đến quyền lợi của nhân sự đến công lao mà nhân sự cống hiến thì CEO cần phải nghiêm túc xem lại cách quản trị của mình vì Nhân tài ra đi doanh nghiệp mới là kẻ thiệt hại trăm đường.
Thấu hiểu được nỗi đau của nhân tài cũng như nỗi đau của CEO, Học viện CEO Việt Nam với Chương trình Chuyển giao CEO Quản trị sử dụng 3 triết lý đào tạo đặc biệt đó là Cơ chế khoán toàn diện - Quản trị mục tiêu và Sử dụng người tài. Với những triết lý đào tạo này, CEO cài được chiến lược công ty vào từng nhân sự, nhân sự chủ động hoàn toàn trong công việc và tự điều khiển hành vi để làm tốt nhất cho bản thân và nhận được mức lương tương xứng với hành vi của nhân sự. Nhân viên làm tốt nhất cho mình chính là làm tốt nhất cho doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ vận hành tự động, CEO được giải phóng hoàn toàn và chấm dứt câu chuyện nhân tài dứt áo ra đi cho doanh nghiệp.
Ánh Dương
Theo Nhịp Sống Kinh Tế
Xem thêm: nhc.34950835121900202-iat-tab-pes-od-yah-oeb-cab-neiv-nahn-od-id-ar-iat-nahn/nv.zibefac