vĐồng tin tức tài chính 365

Chuyển mạng giữ số điện thoại: Nhà mạng giăng bẫy từ chối

2020-09-12 16:35

Ngoài điều kiện về thông tin đăng ký, còn có tỉ lệ lớn các khách hàng bị từ chối vì đang sử dụng dịch vụ lâu dài với nhà mạng. Nhưng trên thực tế, tình trạng thuê bao bị nhà mạng tự ý cài đặt một số dịch vụ rồi bắt khách hàng đăng ký hủy bỏ có thu phí cũng rất phổ biến.

Theo đó, bên cạnh những dịch vụ cơ bản như nghe gọi, nhắn tin thì còn có dịch vụ gia tăng như nhạc chuông, nhạc chờ, báo cuộc gọi nhỡ,...

Tất cả đăng ký và cài đặt dịch vụ gia tăng qua các kênh như gọi tổng đài, tin nhắn,...giữa khách hàng và nhà mạng đều được ghi nhận tại lịch sử giao dịch. Dĩ nhiên, khách hàng không thể tiếp cận được những thống kê này của nhà mạng.

Vì vậy, nhiều khách hàng đã khiếu nại về việc nhà mạng tự ý cài dịch vụ gia tăng. Đó cũng là một trong những nguyên nhân khiến khách hàng khó chịu và rời bỏ nhà mạng khi có thể chuyển mạng giữ số.

“Các nhà mạng thường có những gói ưu đãi, quyền lợi rất tốt cho người dùng và bắt buộc kèm theo điều kiện về cam kết sử dụng lâu dài. Nếu không lưu ý kỹ các điều khoản đó, người dùng có thể sẽ chấp nhận các gói quyền lợi đó mà tự từ bỏ quyền được chuyển mạng, giữ số của mình. Đây có thể được gọi là các hàng rào kỹ thuật mà các nhà mạng thường áp dụng”, chuyên gia pháp lý trình bày.

Luật sư Lê Trọng Thêm - công ty Luật TNHH LTT & Các Cộng sự, đoàn Luật sư TP.HCM

Nói về cách thức xử lý hành vi nhà mạng cố tình “bắt nạt” khách hàng chuyển đi, luật sư Thêm cho rằng Nghị định 15/2020/NĐ-CP vừa có hiệu lực từ tháng 2/2020 đã kịp thời điều chỉnh quy định quản lý hoạt động viễn thông nói chung và dịch vụ chuyển mạng giữ số nói riêng.

Cụ thể, nhà mạng sẽ bị phạt tiền từ 80 đến 100 triệu đồng đối với hành vi cản trở từ 1 – 5 thuê bao di động có đủ điều kiện thực hiện chuyển mạng, hay không thực hiện đúng quy trình, hoặc làm phát sinh cước ngoài cước dịch vụ. Nếu số lượng thuê bao bị “cố tình” từ chối nhiều hơn, số tiền xử phạt cũng sẽ tăng lên đáng kể.

“Tuy nhiên, trên thực tế sẽ hơi khó xử phạt vì chưa có kênh để giám sát số lượng thuê bao bị từ chối chuyển mạng. Dù thống kê giải quyết khiếu nại của cục Viễn thông có thể được xem xét, nhưng rất ít người thật sự làm đơn khiếu nại ra ngô ra khoai. Có chăng là các đại lý bán sim nhưng họ cũng không dại gì mà tự khai ra số lượng thuê bao đã kích hoạt ảo”, luật sư Lê Trọng Thêm đúc kết.

Lời trần tình của nhà mạng

PV đã liên hệ với đại diện của VinaPhone và Vietnamobile để tìm hiểu thêm.

Giải thích về phản ánh của khách hàng, nhà mạng VinaPhone dẫn chứng bảng số liệu của cục Viễn thông, thể hiện số liệu thuê bao chuyển đi, chuyển đến và tỉ lệ thuê bao bị từ chối yêu cầu chuyển mạng từ 1/8- 30/8/2020.

VinaPhone chỉ từ chối 54,1% yêu cầu, thấp hơn MobiFone (70%) và cao hơn Viettel (36,2%). Từ đó, VinaPhone khẳng định họ “không phải là doanh nghiệp tạo nhiều rào cản cho khách hàng”.

Đồng thời, doanh nghiệp này cũng nhấn mạnh, “VinaPhone không có chủ trương tự động gán ưu đãi cam kết sử dụng lâu dài để gây khó khăn cho khách hàng trong quá trình chuyển mạng”.

Còn đối với Vietnamobile, nhà mạng này vẫn chưa đưa ra phản hồi đến PV sau 7 ngày gửi câu hỏi. Theo lời bà Bùi Thị Hoa - quản lý truyền thông, thì lý do là “sếp tổng đại diện trả lời phỏng vấn nhưng do Covid-19 nên bác chưa qua Việt Nam được”.

Coi chừng cạm bẫy “tiền trao, cháo múc”

Mỗi nhà mạng muốn cung cấp dịch vụ cho khách hàng phải có một kho số được cấp phép bởi cơ quan Nhà nước, khoảng 1 triệu thuê bao. Và mỗi số điện thoại đều khiến nhà mạng tốn tiền xin cấp phép sử dụng kho số và tiền phí sử dụng hàng năm.

Vì thế, số tiền mà khách hàng phải đóng khi chuyển mạng giữ số là để bù đắp cho nhà mạng ban đầu, nhà mạng chuyển đến và trung tâm chuyển mạng.

Sự khốc liệt của cuộc chơi đã khiến hình thức “cò chuyển mạng” ra đời và dần trở nên sôi nổi. Không khó để tìm thấy các lời rao với mức “phí cà phê” được giấu kín đến khi khách hàng đưa ra chứng minh nhân dân.

Là quản trị viên một nhóm trên mạng xã hội về chuyển mạng giữ số, anh Tr.T.A (đang sinh sống tại TP.Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương) cho rằng, với một số người có “mối quan hệ” với nhà mạng thì việc hỗ trợ người có nhu cầu để đổi về lợi ích là hoàn toàn bình thường.

Mức phí dao động từ 200 – 500 nghìn đồng cũng không hề cao so với công sức đi qua nhiều “cửa trung gian”.

Mặt khác, người này cũng thừa nhận, thời gian gần đây đã xuất hiện “một số người đăng tin hỗ trợ chuyển mạng với ý đồ xấu”.

Khi trao đổi sẽ yêu cầu “con mồi” chuyển tiền trước rồi “biến mất” bằng cách chặn liên lạc. Đội ngũ quản trị nhóm đã đưa ra cảnh báo cho thành viên.

Nhưng thiết nghĩ, sẽ có bao nhiêu nạn nhân đến cơ quan an ninh mạng để làm đơn tố cáo hình thức lừa đảo công nghệ này?

H.N

Xem thêm: lmth.676784a-iohc-ut-yab-gnaig-gnam-ahn-iaoht-neid-os-uig-gnam-neyuhc/nv.nitaudiougn.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Chuyển mạng giữ số điện thoại: Nhà mạng giăng bẫy từ chối”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools