Xóm lồng đèn Phú Bình hình thành từ trước năm 1975 khi những người thợ nghề di chuyển từ Nam Định vào Sài Gòn. Những năm 90 nghề này còn hưng thịnh và dần mai một vào đầu thế kỷ 21. Năm nay, dịch bệnh hoành hành, Trung Thu sắp đến nhưng xóm đìu hiu vắng khách.
Bà Bùi Thị Xuân, ngoài 60 tuổi, đã gắn bó với nghề làm đèn lồng hơn 30 năm. Gia đình bà chuyên làm các loại lồng đén kích thước lớn với nhiều hình dáng như sư tử, cá, bướm…. Giá mỗi chiếc lồng đèn lớn khoảng 150.000 đồng.
Năm ngoái, bà còn nhận được hàng nghìn đơn hàng nhưng năm nay các đơn hàng từ Nha Trang, Đà Nẵng… đều ngưng nên lượng khách rất ít ỏi. Chỉ còn chưa đầy một tháng nữa là Trung Thu, gia đình bà chỉ mới bán được vài chục cái. Gia đình bà chỉ làm túc tắc theo đơn đặt hàng. Các hộ gia đình làm lồng đèn khác cũng trong tình cảnh tương tự như gia đình bà Xuân.
Tuy nhiên, người xóm lồng đèn vẫn nhen nhóm hy vọng vì mấy ngày nay dịch bệnh lắng xuống.
Chị Thanh Hiền, một người làm lồng đèn trong xóm cho biết, thị trường một vài ngày nay sôi động hơn chút ít. Một số trường học, công ty đã đặt hàng. Gia đình chị cũng bắt đầu đóng hàng gửi ra Bắc và một số tỉnh lân cận.
Bà Xuân bên khung chiếc lồng đèn lớn.
Lồng đèn bằng giấy kiếng đã gắn bó với rất nhiều người Việt dịp tết Trung Thu.
Anh Nguyễn Thành, một trong 8 người con của ônh Văn ở Phú Bình, đang miệt mài trang trí từng chiếc đèn. Cha anh ngoài 80 tuổi, vốn là người đã gắn bó với nghề rất lâu năm. Trong gia đình chỉ có anh Thành và một thành viên khác tiếp tục nghề truyền thống.
Khung lồng đèn treo trên trần nhà của một hộ dân ở Phú Bình.
Hình ảnh quen thuộc của tết Trung Thu.
Chiếc lồng đèn được làm thủ công, tỉ mỉ đến từng chi tiết của người dân xóm Phú Bình.
Khách chọn lồng đèn tại một cửa hàng ở Phú Bình.
Xem thêm: mth.86901412180900202-nog-ias-o-iod-ual-ned-gnol-mox-uih-uid/nv.ahos