Tuần này, nhiều tờ báo đã đưa tin về phiên giải trình thực trạng, giải pháp phát triển điện lực đến năm 2030 do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức. Tại đây, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã cung cấp thông tin và giải đáp nhiều câu hỏi của đại biểu Quốc hội.
Tờ Đại đoàn kết có hàng title gây chú ý "Giá điện điều chỉnh 9 lần: Chỉ tăng, không giảm". Đại biểu Hoàng Quang Hàm chất vấn Bộ trưởng rằng, từ năm 2011 đến nay, giá bán lẻ điện đã tăng 9 lần nhưng chưa giảm lần nào. Nguyên nhân là do đâu?
Bộ trưởng cho biết, ông cũng bức xúc khi chưa giảm được giá điện nhưng tới đây khi thị trường điện cạnh tranh câu chuyện giá điện sẽ thực sự công khai, minh bạch. Bộ trưởng Trần Tuấn Anh tin rằng, lúc đó giá điện có lên, có xuống.
Từ năm 2011 đến nay, giá bán lẻ điện đã tăng 9 lần mà chưa giảm lần nào. Ảnh minh họa.
Tại phiên giải trình, Bộ Công Thương cũng cho biết, theo đề án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2011, từ năm 2018, Việt Nam đã triển khai thị trường bán buôn điện cạnh tranh, với sự tham gia của các tổng công ty lớn ngoài Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). Tuy nhiên, tại sao giá điện vẫn chỉ có lên, chưa có xuống?
Từ đầu năm 2019, EVN không phải là đơn vị mua buôn điện duy nhất như trước đây, mà có thêm 5 tổng công ty điện lực nữa gồm: Tổng công ty điện lực miền Bắc, miền Trung, miền Nam, TP Hà Nội và TP.HCM trực tiếp tham gia mua điện trên thị trường.
Tuy nhiên, dự kiến đến năm 2024, thị trường bán lẻ cạnh tranh mới bắt đầu thực hiện. Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương đến lúc này giá điện mới vận hành đúng theo cơ chế thị trường, chấm dứt sự can thiệp của Nhà nước.
Dự kiến, năm 2024 sẽ có thị trường điện cạnh tranh. Ảnh minh họa.
Đại biểu Quốc hội Đỗ Văn Sinh lại cho rằng, hiện nay thị trường bán buôn điện vẫn chưa thực sự cạnh tranh, vẫn tập trung ở EVN, bởi cả 5 tổng công ty điện lực tham gia bán buôn điện hiện nay thực chất đều thuộc EVN.
Tờ Người lao động dẫn ý kiến của TS Ngô Đức Lâm - nguyên Phó Viện trưởng Viện năng lượng cho rằng, nhìn lại giai đoạn đầu tiên của lộ trình xây dựng thị trường điện cạnh tranh đó là giai đoạn vận hành cơ chế phát điện canh tranh. Rõ ràng còn nhiều bất cập, nhiều việc chưa làm được.
Phát điện vẫn còn bóng dáng độc quyền chi phối khi không phải nhà máy điện nào cũng được chào giá trên thị trường hoặc bán với giá tốt. Đã có không ít phản ánh về việc nhiều nhà máy công suất nhỏ bị đối xử bất bình đẳng khi tham gia chào giá.
Để thực hiện được thị trường bán lẻ điện canh tranh trước hết phải có một thị trường phát điện cạnh tranh. Ảnh minh họa.
Ý kiến của các chuyên gia rất đáng để các nhà quản lý phải suy ngẫm. Bởi để thực hiện được thị trường bán lẻ điện canh tranh như người dân mong muốn bây lâu, trước hết phải có một thị trường phát điện cạnh tranh và thị trường bán buôn điện cạnh tranh tương đối bài bản.
Tuy nhiên, đã qua nhiều năm thử nghiệm và chính thức vận hành nhưng 2 thị trường trên vẫn chưa hoàn thiện một hình hài trọn vẹn, hoàn chỉnh.
GS Trần Đình Long - Phó Chủ tịch Hội Điện lực Việt Nam bình luận, điều này cho thấy bệ đỡ của thị trường bán lẻ điện cạnh tranh đến nay vẫn chưa vững chắc. Vì vậy, đề hoàn thành lộ trình được Chính phủ phê duyệt, Bộ Công Thương và ngành điện phải "chạy" nhanh hơn nữa.
Khi đó, người tiêu dùng sẽ được hưởng một giá điện công bằng, minh bạch. Giá điện không còn được nhìn nhận ở góc độ cao hay thấp, đắt hơn hay rẻ hơn mà sẽ là một mức giá hợp lý nhất với thị trường, với người bán và người mua, không phải do một đơn vị nào áp đặt.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
Xem thêm: mth.33044247031900202-maig-gnohk-gnat-ihc-oas-iv-nal-9-hnihc-ueid-neid-aig/et-hnik/nv.vtv