vĐồng tin tức tài chính 365

'Tước quyền' quyết room vốn ngoại của doanh nghiệp

2020-09-14 08:51
Tước quyền quyết room vốn ngoại của doanh nghiệp - Ảnh 1.

Nhiều ngân hàng lo lắng khi bị tước quyền quyết room dành cho vốn ngoại. Trong ảnh: giao dịch tại trụ sở một ngân hàng ở TP.HCM - Ảnh: Q.ĐỊNH

Đề xuất này đang gây nhiều ý kiến trái chiều, nhất là trong lĩnh vực ngân hàng.

"Bung cửa" để thu hút vốn ngoại

Theo dự thảo nghị định quy định chi tiết một số điều Luật chứng khoán 2019, có hiệu lực từ năm 2021, tỉ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại các công ty đại chúng là không hạn chế (trừ một số ngành nghề điều ước quốc tế, pháp luật có quy định khác). 

So với quy định hiện hành tại nghị định 60 năm 2015, nội dung này bỏ mất cụm từ "trừ trường hợp điều lệ công ty có quy định khác".

Theo quy định hiện hành, công ty đại chúng có quyền quyết định tỉ lệ sở hữu nước ngoài không được vượt quá tỉ lệ tối đa được quy định tại điều ước quốc tế hoặc pháp luật chuyên ngành. Điều này phải được cụ thể hóa tại điều lệ công ty. Nhiều ý kiến lo ngại nếu đề xuất này được áp dụng thì những lĩnh vực đặc thù như ngân hàng sẽ gặp khó trong việc tìm cổ đông chiến lược.

Trả lời Tuổi Trẻ, Ủy ban Chứng khoán nhà nước xác nhận tại dự thảo nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật chứng khoán không còn quy định cho phép công ty đại chúng được quyết định tỉ lệ sở hữu nước ngoài của doanh nghiệp.

Lý do nhằm đảm bảo tỉ lệ sở hữu nước ngoài tại doanh nghiệp phù hợp với quy định về sở hữu nước ngoài tại các điều ước quốc tế và pháp luật chuyên ngành cùng với chủ trương thu hút dòng vốn nước ngoài của Chính phủ.

Thực tế Ủy ban Chứng khoán cho hay một số công ty đã thông báo tỉ lệ sở hữu nước ngoài thấp hơn mức quy định (thậm chí có trường hợp nghị quyết đại hội đồng cổ đông giảm tỉ lệ sở hữu nước ngoài về 0%). Điều này ảnh hưởng đến chiến lược đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài, cản trở tiến trình nâng hạng của thị trường chứng khoán Việt Nam...

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Huỳnh Anh Tuấn - tổng giám đốc Công ty chứng khoán SJCS - cho rằng nhìn ở mặt tích cực, việc mở bung room ngoại sẽ giúp đa dạng nhà đầu tư và tạo thanh khoản cho thị trường. Riêng lĩnh vực ngân hàng, theo ông Tuấn, hiện một số quốc gia cũng có chính sách bảo hộ nhất định. Nhà đầu tư ngoại vào lĩnh vực ngân hàng cũng được chọn lọc kỹ càng.

Khó tìm nhà đầu tư chiến lược

Đại diện một ngân hàng TMCP ở Hà Nội cũng chia sẻ việc bãi bỏ quyền tự định đoạt room vốn ngoại của doanh nghiệp sẽ giúp nhà đầu tư nước ngoài tự do mua bán ngắn hạn, lướt sóng cổ phiếu ngân hàng, giúp thanh khoản tốt hơn. Song vị này lo ngại nhà đầu tư nước ngoài nhỏ lẻ chỉ lướt sóng chứ không hề đóng góp gì về công nghệ, quản trị, chiến lược phát triển...

Trong khi đó, nếu room này được giữ lại để bán cho đối tác chiến lược, cả ngân hàng và tất cả cổ đông đều được lợi. Vì các tổ chức tài chính quốc tế lớn tham gia đầu tư dài hạn sẽ giúp ngân hàng minh bạch hơn quản trị điều hành, phát triển hơn về mặt công nghệ, khách hàng, sản phẩm...

"Ngân hàng lợi thì cổ đông sẽ hưởng lợi. Tóm lại, mở tối đa room ngoại đối với ngân hàng thì lợi chưa thấy đâu song hại thì rõ ràng trước mắt. Mặt khác, các giải trình của Ủy ban Chứng khoán chưa giải quyết được ảnh hưởng của vấn đề này đến an ninh, an toàn của ngành ngân hàng, an ninh tài chính tiền tệ và thị trường ngân hàng như thế nào" - vị đại diện ngân hàng nói.

Ngân hàng Nhà nước nói gì?

Tổng giám đốc một ngân hàng cổ phần tại TP.HCM cho rằng quy định mới sẽ tạo thanh khoản cho cổ phiếu, nhà đầu tư nước ngoài cũng có thể dễ dàng tái cơ cấu danh mục đầu tư khi cần thiết. Tuy nhiên, đó là với doanh nghiệp nói chung. Còn ngân hàng, không phải ngẫu nhiên Ngân hàng Nhà nước luôn xét duyệt rất kỹ cổ đông lớn nước ngoài. Nếu "mở bung" room ngoại của các ngân hàng như các doanh nghiệp khác sẽ dễ dẫn đến nhiều rủi ro.

Một trong những rủi ro là tình trạng "núp bóng", tức đối tác nước ngoài mua gom cổ phiếu và chia nhỏ ra để cho nhiều cá nhân đứng tên nhằm lách quy định khai báo thông tin và cơ quan quản lý cũng không nắm được nhà đầu tư ngoại ẩn danh là ai. Do vậy cũng không phải không có lý do khi thời gian qua cơ quan quản lý chỉ cho phép room ngoại tối đa tại ngân hàng 30% trong khi tại nhiều doanh nghiệp là 49%.

Với những ngân hàng tốt, tiềm năng thì việc thỏa thuận giá bán tốt cũng giúp đem lại thặng dư vốn cao hơn. Do vậy, với ngân hàng, vị tổng giám đốc này đề xuất chỉ nên cho phép tỉ lệ giao dịch trôi nổi trong room ngoại dưới 5%.

Trong văn bản góp ý vừa gửi Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước cũng đề nghị bổ sung nội dung "thực hiện theo quy định tại pháp luật đó và điều lệ của công ty", tức là vẫn giữ quyền của doanh nghiệp. Các công ty có quyền quyết định một tỉ lệ khác nằm trong tỉ lệ sở hữu nhà đầu tư nước ngoài.

Bên cạnh đó, việc điều lệ quy định cụ thể tỉ lệ sở hữu nước ngoài cũng là cơ sở để công ty cân nhắc được việc tham gia của nhà đầu tư nước ngoài phù hợp với mục tiêu lựa chọn cổ đông chiến lược, tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư theo chiến lược...

Hiệp hội thị trường trái phiếu Việt Nam: Cần quy định như hiện hành

Dự thảo nghị định cần bổ sung lại cụm từ "trừ trường hợp điều lệ công ty có quy định khác", như nêu tại nghị định 60 năm 2015. Bởi đối với các công ty đại chúng đặc thù như ngành ngân hàng, tài chính, dược phẩm... mà Nhà nước cần kiểm soát thì các quy định pháp luật chỉ đưa ra các tỉ lệ nắm giữ tối đa của nhà đầu tư nước ngoài. Theo đó, các doanh nghiệp đặc thù có quyền quyết định một tỉ lệ khác nằm trong tỉ lệ sở hữu nhà đầu tư nước ngoài do Nhà nước quy định cho ngành nghề đó.

Nhiều ngân hàng khóa room ngoại

HDBank vừa công bố nghị quyết về việc điều chỉnh tỉ lệ sở hữu cổ phiếu của nhà đầu tư ngoại từ 30% xuống 21,5%, nhằm để dành cho kế hoạch hợp tác với các đối tác chiến lược trong thời gian tới.

VPBank cũng quyết định giảm room cho khối ngoại từ 22,77% xuống 15%. Room ngoại còn lại của VPBank dự kiến dùng để chào bán cho nhà đầu tư khác muốn đầu tư khi đại dịch được kiểm soát và thị trường ổn định hơn.

Hội đồng quản trị Techcombank cũng vừa chấp thuận và phê duyệt việc nâng giới hạn tỉ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại ngân hàng này lên mức hơn 22,5% vốn điều lệ, tăng nhẹ so với trước. Mục đích của việc nâng giới hạn để người lao động nước ngoài được mua 439.000 cổ phiếu TCB thông qua giao dịch nhận chuyển nhượng cổ phiếu đang lưu hành trên thị trường. Như vậy hiện room ngoại của Techcombank khóa ở mức hơn 22,5%, thấp hơn gần 7,5% so với mức quy định.

"Room" tín dụng hẹp, nhiều ngân hàng vẫn lãi nghìn tỉ'Room' tín dụng hẹp, nhiều ngân hàng vẫn lãi nghìn tỉ

TTO - Hạn mức tăng trưởng tín dụng hạn hẹp nhưng 9 tháng đầu năm nay nhiều ngân hàng vẫn có mức lợi nhuận đột biến do đã tập trung tăng trưởng tín dụng ngay từ đầu năm và đẩy mạnh nguồn thu từ dịch vụ, trong đó có bán bảo hiểm nhân thọ.

Xem thêm: mth.97852628041900202-peihgn-hnaod-auc-iaogn-nov-moor-teyuq-neyuq-cout/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“'Tước quyền' quyết room vốn ngoại của doanh nghiệp”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools