vĐồng tin tức tài chính 365

Công ty khởi nghiệp tìm cơ hội tỏa sáng thời Covid-19

2020-09-14 15:52

Công ty khởi nghiệp tìm cơ hội tỏa sáng thời Covid-19

Minh Huy

(TBKTSG Online) - Đối với một số doanh nhân trẻ, đại dịch Covid-19 chính là lúc cơ hội kinh doanh mới xuất hiện. Tại Singapore, một số công ty khởi nghiệp mới nổi trong lĩnh vực thực phẩm, bán lẻ, công nghệ đã và đang nỗ lực thích ứng với nhu cầu tiêu dùng và môi trường kinh doanh đang không ngừng thay đổi.

Ông Benjamin Swan, nhà đồng sáng lập kiêm giám đốc điều hành công ty Sustenir bên trong một nông trại thẳng đứng. Ảnh: Sustenir

Ươm mầm giữa khủng hoảng

Ngay cả trước thời điểm dịch bệnh xảy ra, ông Benjamin Swan, nhà sáng lập và giám đốc điều hành công ty khởi nghiệp nông nghiệp Sustenir, cho biết tầm nhìn của họ là một tương lai tự cường hơn về lương thực. Để đạt được mục tiêu này, công ty đi theo hướng mô hình trang trại trong đô thị, cho phép nông sản được trồng trọt trong môi trường có kiểm soát trong nhà.

Sustenir ra đời tại Singapore năm 2013 để giải quyết bài toàn thiếu đất trồng trọt và lương thực. Giờ đây, đại dịch Covid-19 khiến người ta chú ý nhiều hơn đến vấn đề này.

“Người dân Singapore đang ngày càng quan tâm đến nguồn gốc xuất xứ của nông sản. Trong khi đó, tình trạng đóng cửa biên giới khiến việc nhập khẩu một số loại thực phẩm trở nên khó khăn hơn”, ông Swan, 39 tuổi, giải thích.

Hoạt động sản xuất lương thực ở Singapore hiện mới đáp ứng chưa đến 10% nhu cầu dinh dưỡng của người dân. Chính phủ nước này hy vọng nâng tỷ lệ này lên 30% vào năm 2030 thông qua việc nâng cao hiệu suất sử dụng đất trồng và ứng dụng công nghệ cao, cũng như đầu tư hơn 215 triệu đô la Mỹ vào các công ty khởi nghiệp.

Ông Swan hy vọng động thái này có thể giúp Sustenir, cũng như Singapore, trở thành nhà đổi mới sáng tạo hàng đầu trong lĩnh vực lương thực thời gian tới. Theo ông, mô hình trang trại thẳng đứng của Sustenir có thể phù hợp với bất kỳ tòa nhà nào nên mong muốn của công ty là hiện diện tại các thành phố lớn trên thế giới.

Đơn giản hóa mua sắm

Ông Henry Chan, nhà đồng sáng lập kiêm giám đốc điều hành ShopBack. Ảnh: ShopBack

Dịch Covid-19 cũng làm thay đổi thói quen mua sắm của nhiều người. Các biên pháp phong tỏa khiến người tiêu dùng và nhà bán lẻ quan tâm hơn đến chi tiêu của mình. Đó là cơ hội của ứng dụng ShopBack - hoàn lại tiền cho mỗi lần mua hàng thông qua ứng dụng này. Ra mắt năm 2014, ShopBack đã tăng trưởng ổn định, mang lại 115 triệu đô la cho hơn 20 triệu người dùng ở châu Á - Thái Bình Dương. Khi đại dịch xảy ra, ứng dụng này nhanh chóng được điều chỉnh để phù hợp với thói quen mua sắm mới.

Theo ông Henry Chan, nhà sáng lập ShopBack, người tiêu dùng chuyển hướng sang các nhu cầu thiết yếu, như hàng tạp hóa hoặc gần đây là các sản phẩm chăm sóc sức khỏe và du lịch trong nước. Mặt khác, dịch bệnh cũng thúc đẩy nhiều nhà bán lẻ bắt tay với nền tảng này để bù đắp cho doanh số bán hàng truyền thống đang bị giảm sút.

Trong giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 6-2020, đã có thêm 500 nhà bán lẻ mới hoạt động trên ShopBack. Theo lời ông Chen, ứng dụng đã góp phần mang về 1 tỉ đô la cho các đối tác của mình trong nửa đầu năm nay.

Những nỗ lực của Snapback nhằm đưa nhiều doanh nghiệp lên mạng kinh doanh đã giúp đa dạng hóa các kênh bán hàng của họ. Ngay cả trước khi dịch Covid-19 bùng phát, một nghiên cứu của công ty McKinsey vào năm 2018 cho thấy 92% doanh nghiệp bán hàng tin rằng họ sẽ phải thay đổi mô hình kinh doanh do xu hướng số hóa.

Tạo kết nối cho tương lai số mới

Thiết bị của Transcelestial tại Singapore. Ảnh: Transcelestial

Dịch Covid-19 một mặt thúc đẩy nhanh quá trình số hóa của nhiều ngành công nghiệp nhưng cũng phơi bày những thiếu sót trong hạ tầng Internet toàn cầu. Ông Rohit Jha, nhà đồng sáng lập kiêm giám đốc điều hành công ty viễn thông laser Transcelestial, chỉ ra thực trạng rằng gần một nửa dân số thế giới vẫn chưa được kết nối Internet và thậm chí không thể kết nối với các mạng di động cơ bản. Theo thống kê của Liên Hiệp Quốc, đến cuối 2019, có 3,6 tỉ người (chiếm 46% dân số toàn cầu), vẫn chưa được lên mạng.

Sản phẩm nổi bật của Transcelestial là thiết bị không dây Centauri, sử dụng ánh sáng để truyền dữ liệu. Theo doanh nhân 31 tuổi nói trên, thiết bị có kích thước nhỏ (cỡ hộp giày) và trọng lượng nhẹ (khoảng 3 kg) nên có thể được các công ty viễn thông lắp đặt dễ dàng trên mặt đất chỉ trong khoảng 10 phút.

Ông Jha cho biết kế hoạch của Transcelestial là cung cấp các dịch vụ Internet tương thích với một thế giới đang thay đổi nhanh chóng. Trong bối cảnh cuộc đua triển khai mạng 5G đang ngày một quyết liệt, công nghệ của Transcelestial được kỳ vọng sẽ đóng vai trò ngày càng quan trọng. Đến năm 2025, khu vực Đông Nam Á dự kiến chiếm khoảng 29% dự án triển khai 5G trên toàn cầu. Ông Jha tin rằng hệ thống của ông có thể giúp tiến trình trên nhanh hơn 6-8 tháng hoặc thậm chí là một năm. Trước mắt, nỗ lực của Transcelestial đã nhận được cú hích hồi tháng 7 qua với khoản đầu tư 9,6 triệu đô la.

Theo CNBC

 

Xem thêm: lmth.91-divoc-ioht-gnas-aot-ioh-oc-mit-peihgn-iohk-yt-gnoc/302803/nv.semitnogiaseht.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Công ty khởi nghiệp tìm cơ hội tỏa sáng thời Covid-19”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools