Giáo sư - viện sĩ Phạm Huy Thông là một trong những gương mặt trí thức sáng danh thế kỷ 20. Tại tọa đàm khoa học tưởng niệm 95 năm ngày sinh Phạm Huy Thông (2011), giáo sư Nguyễn Đình Chú đã trân trọng đánh giá đó là "Một người nước Nam kỳ lạ".
Cuốn sách Một người nước Nam kỳ lạ được chia làm 2 phần chính: "Chiến sĩ cách mạng - Nhà khoa học tài năng" và "Thi sĩ Huy Thông - Giọng anh hùng ca khởi đầu trong thơ Việt".
Ngoài ra còn một bản phụ lục những hình ảnh hoạt động khoa học của giáo sư lúc sinh thời và các hội thảo khoa học tưởng niệm ông (1996, 2016).
Ông Phạm Huy Thông nguyên quán làng Đào Xá, xã Bãi Sậy, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên, sinh tại phố Hàng Bạc (rue des changeurs), Hà Nội.
Tốt nghiệp cử nhân luật Trường đại học Luật Đông Dương, ông sang du học tại Pháp và đỗ tiến sĩ luật học, thạc sĩ sử - địa, sau đó làm việc tại Trường Đông Phương thuộc Trung tâm Quốc gia nghiên cứu khoa học Pháp.
Từ năm 1956 đến khi qua đời, ông là giám đốc đầu tiên Trường đại học Sư phạm Hà Nội, chủ tịch Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam, đại biểu Quốc hội khóa II - III, phó chủ tịch kiêm tổng thư ký Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, viện trưởng Viện Khảo cổ, phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam (nay là Viện Khoa học xã hội Việt Nam).
Ông được Viện hàn lâm Khoa học Cộng hòa dân chủ Đức trao tặng danh hiệu Viện sĩ nước ngoài (1987), truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 2 về khoa học công nghệ (2000); tên ông được đặt cho con phố chạy quanh hồ Ngọc Khánh, Hà Nội (2001).
TTO - Các văn sĩ trí thức của miền Nam một thời lần lượt xuất hiện trong tập sách Hiu hắt quê hương bến cỏ hồng, vừa ra mắt của sư ông Thích Phước An - người cuối cùng của thế hệ tao nhân mặc khách còn bám trụ nơi đồi Trại Thủy - Nha Trang.
Xem thêm: mth.56525511241900202-al-yk-man-coun-iougn-tom/nv.ertiout