Sở Y tế TP.HCM vừa có công văn gửi UBND TP.HCM và các sở, ban, ngành báo cáo về việc không tiếp nhận hồ sơ xét duyệt phương án cách ly cho các chuyên gia, nhà đầu tư, lao động có tay nghề cao khi nhập cảnh vào làm việc tại TP.HCM.
Theo đó, các doanh nghiệp có chuyên gia nước ngoài khi muốn nhập cảnh vào sân bay Tân Sơn Nhất để làm việc tại TP.HCM cần thực hiện thủ tục 3 bước theo đúng quy định.
Bước 1: Công ty, doanh nghiệp gửi hồ sơ mời chuyên gia về Sở Lao động - thương binh và xã hội TP.HCM nêu rõ phương án cách ly có thu phí do đơn vị đề xuất theo danh sách các khách sạn đã được TP thẩm định. Sở Lao động - thương binh và xã hội phối hợp với Sở Y tế TP và các đơn vị liên quan trình UBND TP xem xét, phê duyệt danh sách các chuyên gia được phép vào làm việc tại TP.HCM.
Bước 2: UBND TP.HCM có văn bản gửi Cục quản lý xuất nhập cảnh (Bộ Công an) xem xét giải quyết thủ tục nhập cảnh.
Bước 3: Sau khi được sự chấp thuận của UBND TP và được cấp phép nhập cảnh, các đơn vị gửi hồ sơ về Trung tâm kiểm dịch y tế quốc tế; Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP và Trung tâm y tế các quận huyện nơi khách sạn đăng ký để phối hợp cách ly theo quy định.
Giám đốc Sở Y tế TP.HCM Nguyễn Tấn Bỉnh khẳng định TP.HCM đã chuẩn bị sẵn sàng cho việc tiếp nhận người nhập cảnh trong giai đoạn sắp tới theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn cụ thể của Ban Chỉ đạo quốc gia.
Sở Y tế phối hợp Sở Du lịch thẩm định thêm 18 khách sạn (quy mô 1.371 giường) nâng tổng số lên 25 khách sạn với quy mô lên 2.329 giường và tiếp tục mở rộng các cơ sở lưu trú để đáp ứng nhu cầu cách ly y tế cho người nhập cảnh.
Triển khai hướng dẫn y tế phòng chống dịch COVID-19 đối với người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam làm việc dưới 14 ngày; lập kế hoạch tổ chức xét nghiệm nhanh tại sân bay cho người nhập cảnh khi có hướng dẫn của Bộ Y tế.
500-1.000 mẫu xét nghiệm sàng lọc mỗi ngày
Sở Y tế khẳng định tiếp tục giám sát nguy cơ tiềm ẩn dịch bệnh trong cộng đồng thông qua thực hiện khoảng 500-1.000 mẫu xét nghiệm sàng lọc mỗi ngày đối với những người có triệu chứng hô hấp, người bệnh nặng tại các cơ sở y tế, người có nguy cơ cao lây nhiễm bệnh.
Cụ thể gồm nhân viên y tế, người bán hàng ở siêu thị, chợ đầu mối, nhân viên phục vụ trong cơ sở dịch vụ ăn uống, tài xế phương tiện giao thông công cộng, người lao động trong khu chế xuất - khu công nghiệp, người sống trong ký túc xá...
TTO - Từ ngày 15-9 các chuyến bay thương mại đến một số thị trường châu Á sẽ được mở lại. Dự kiến trong một tháng sẽ có 20.000 hành khách nhập cảnh.
Xem thêm: mth.2715259051900202-ig-gnuhn-mal-iahp-mch-pt-hnac-pahn-noum-iaogn-coun-aig-neyuhc/nv.ertiout