vĐồng tin tức tài chính 365

Biến đại dịch COVID-19 thành “cơ hội vàng” để làm giàu

2020-09-15 16:44

Trong nửa đầu năm nay, tại Trung Quốc, hơn 10 triệu phiên livestream bán hàng trực tuyến đã được thực hiện. Riêng trong 3 tháng đầu năm, tức thời gian đầu của dịch bệnh COVID-19, đã có 560 triệu lượt người xem các buổi livestream bán hàng ở Trung Quốc.

Có thể thấy, livestream bán trên mạng xã hội đã và đang trở thành một phương thức hỗ trợ đắc lực cho nhiều người kinh doanh nhỏ lẻ. Sự phổ biến của hình thức này rộng rãi đến mức, nhiều ông chủ, bà chủ của các tập đoàn nổi tiếng thế giới cũng chọn cách trở thành những streamer bán hàng trực tuyến.

Livestream bán hàng bùng nổ trong mùa dịch COVID-19

Biến đại dịch COVID-19 thành “cơ hội vàng” để làm giàu - Ảnh 1.

Hình thức bán hàng qua livestream ngày càng phát triển mạnh tại nhiều khu vực (nguồn: SCMP)

Trong mùa dịch COVID-19, CEO, Giám đốc, Chủ tịch tập đoàn cũng đi livestream bán hàng. Khi những lãnh đạo cấp cao thể hiện tài năng thì trăm trận trăm thắng.

Hồi tháng 8, chỉ sau 2 giờ đồng hồ, CEO Xiaomi Lei Jun đã đem về 30 triệu USD từ việc bán bút bi, cân điện tử đến smartphone, TV. Buổi livestream thu hút hơn 50 triệu người xem.

Dù gặp vài sự cố nhỏ như khi quảng cáo cân điện tử, sản phẩm này lại không hiển thị trọng lượng. Tuy nhiên đây lại là chi tiết khiến buổi livestream trở nên thú vị hơn.

Đây không phải lần đầu tiên một "sếp" lớn livestream bán hàng tại Trung Quốc trong mùa dịch.

Hồi đầu tháng 4, ông Luo Yonghao - CEO Smartisan - thương hiệu smartphone phổ biến ở Trung Quốc đã kiếm được 15,5 triệu USD khi livestream.

Ông James Liang - Chủ tịch Trip.com, bán các gói du lịch trị giá 8,4 triệu USD sau năm lần livestream, mỗi lần khoảng một giờ đồng hồ. Hay bà Dong Mingzhu - Chủ tịch của Gree Electric, bán được số đồ gia dụng có tổng giá trị 43,7 triệu USD sau ba tiếng livestream. Không chỉ thế, cả những thương hiệu xa xỉ như Louis Vuitton, Givenchy và Chloe đã bắt đầu sử dụng livestream để đẩy sản phẩm tại Trung Quốc.

Theo iiMedia Research, tổng giá trị của các giao dịch thông qua livestream tại Trung Quốc đạt 61 tỷ USD trong năm 2019. Do ảnh hưởng của COVID-19, lĩnh vực này đang tăng trưởng đột phá và được dự đoán đạt 129 tỷ USD trong năm nay.

Số tỷ phú tại Trung Quốc tăng trong mùa dịch

Bất chấp dịch COVID-19, các tỉ phú Trung Quốc lại đang thu về hàng chục tỉ USD thông qua các hoạt động phát hành cổ phiếu lần đầu (IPO). Lý do thắng lớn, theo hãng tin Bloomberg là các nhà đầu tư bán lẻ đang nôn nóng tìm cách hồi phục sớm.

Tính từ đầu năm nay đến tháng 6, đã có 118 công ty niêm yết cổ phiếu tại Thượng Hải và Thâm Quyến, huy động được 20 tỷ USD, gấp đôi cùng kì năm ngoái.

Các thương vụ IPO vừa gặt hái thành công hầu hết ở những ngành công nghiệp chăm sóc sức khỏe và công nghệ. Đây là các lĩnh vực được hưởng lợi nhiều nhất nhờ đại dịch.

Biến đại dịch COVID-19 thành “cơ hội vàng” để làm giàu - Ảnh 2.

Hàng loạt doanh nhân hoạt động trong lĩnh vực y tế và dược phẩm tại Trung Quốc đang được hưởng lợi cực lớn. Ảnh minh họa - Xinhua.

Từ con số 67 người vào đầu năm 2017, số tỷ phú Trung Quốc nằm trong nhóm 500 người giàu nhất hành tinh giờ đã tăng gấp đôi. Tổng giá trị tài sản của những người này tăng 300% lên đến 840 tỷ USD.

Lý do làm gia tăng danh sách này là hàng loạt doanh nhân hoạt động trong lĩnh vực y tế và dược phẩm tại Trung Quốc đang được hưởng lợi cực lớn bằng việc sản xuất vật tư y tế, bông gạc, quần áo bảo hộ và cả khẩu trang để đáp ứng nhu cầu tăng cao tại Trung Quốc và trên thế giới.

Hàn Quốc - nơi nhiều ý tưởng kinh doanh thú vị

Các biện pháp ngăn cách xã hội của Chính phủ Hàn Quốc như nhân viên văn phòng không được ra ngoài ăn trưa đã khiến ngày càng người chọn ship đồ ăn đến thẳng bàn làm việc.

Ngay sau khi thực phẩm được đóng gói và sẵn sàng mang đi, người giao hàng sẽ đảm bảo rằng thức ăn còn nóng hổi khi đến tay người nhận. Việc giao hàng được thực hiện bởi một công ty khởi nghiệp chuyên sắp xếp dịch vụ giữa nhà hàng và khách hàng thông qua một ứng dụng di động.

Các cửa hàng tiện lợi cũng nhân cơ hội này, đa dạng hóa các sản phẩm cơm hộp với mức giá phải chăng.

Biến đại dịch COVID-19 thành “cơ hội vàng” để làm giàu - Ảnh 3.

Những người mắc kẹt ở nhà do virus đã mua đồ nội thất mới và tân trang nhà cửa.

Một số dịch kinh doanh khác cũng đang "ăn nên làm ra" trong bối cảnh COVID-19 đó là trang trí nội thất; thanh lý đồ cũ và giải phóng mặt bằng những công ty đã phá sản trong dịch bệnh.

Đại diện của Hanssem Co Ltd, công ty trang trí nội thất gia đình lớn nhất Hàn Quốc nói với Reuters rằng, số lượng nhà được tân trang lại trong quý II đã tăng 201% so với một năm trước đó. Công ty cũng báo cáo lợi nhuận hoạt động hợp nhất tăng 172% do những người mắc kẹt ở nhà do virus đã mua đồ nội thất mới và tân trang nhà cửa.

Tìm cơ hội trong thời cơ cực đang được các công ty nhỏ ở Hàn Quốc nắm bắt triệt để, trong bối cảnh dịch bệnh sẽ còn kéo dài chưa biết đến khi nào.

"Tôi đã làm công việc này được 10 năm và chưa bao giờ tôi nhiều việc như năm nay. Những cuộc gọi yêu cầu tôi đến dọn dẹp công ty tăng 4 - 5 lần so với trước đây. Tôi bận quá, thậm chí không thể làm hết được", ông You Young-Sik - nhân viên thanh lý hạ tầng chuyên nghiệp nói.

Những sáng tạo kinh doanh mùa dịch trên thế giới

Việc kinh doanh thường ngày vốn đã đòi hỏi sự sáng tạo. Kinh doanh trong mùa dịch thì sự sáng tạo ấy lại càng cần gấp nhiều lần để thu hút khách hàng cũng như khắc phục những hạn chế của việc giãn cách xã hội. Trong hoàn cảnh này, những nhà kinh doanh thông thái khắp nơi trên thế giới đã nghĩ ra nhiều cách khác nhau để bán hàng.

Chủ một nhà hàng sushi - anh Sugiura đã vực dậy công việc kinh doanh ế ẩm của mình bằng cách sáng tạo. Sugiura đã tuyển dụng 6 người bạn của mình, đều là những huấn luyện viên thể hình làm nhân viên giao sushi, do nhiều người trong số họ đã nghỉ việc trong thời kỳ đại dịch. Khi giao hàng, những người này sẽ khoe dáng chụp ảnh với khách hàng của họ. Dịch vụ này đã thu về khoảng 1,5 triệu Yen (14.125 USD) mỗi tháng.

Biến đại dịch COVID-19 thành “cơ hội vàng” để làm giàu - Ảnh 4.

Chủ một nhà hàng sushi đã tuyển những huấn luyện viên thể hình làm nhân viên giao hàng.

Còn nếu không có nhân viên giao hàng làm huấn luyện viên thể hình cũng không sao. NutriAsia - một công ty thực phẩm của Philippines sẽ giúp khách hàng được nếm thử món ăn bằng hương vị ảo. Công ty đã tạo một chuyến tham quan ảo để họ có thể kể chuyện về những món ăn. Dự án bán chạy nhất của NutriAsia là món chuối cay và ngọt - món đã có tuổi đời 50 năm của công ty.

Còn nếu muốn đi xem phim nhưng các rạp chiếu phim đều đóng cửa? Người dân tại London, Anh có một sự lựa chọn thú vị hơn nhiều rạp chiếu phim sinh thái trên thuyền.

Du khách sẽ được lái tàu quanh các con kênh của khu vực có tên là Little Venice trước khi thả neo để xem phim, được chiếu trên màn hình lớn ở trên bờ. Người xem có thể xem phim cả ngày lẫn đêm. Đối với những người chưa sẵn sàng "xuống thuyền", họ có thể xem phim từ các băng ghế giãn cách xã hội ven bờ kênh.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Xem thêm: mth.33815442151900202-uaig-mal-ed-gnav-ioh-oc-hnaht-91-divoc-hcid-iad-neib/et-hnik/nv.vtv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Biến đại dịch COVID-19 thành “cơ hội vàng” để làm giàu”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools